Lễ hội Gầu Tào thu hút người dân ở tỉnh biên giới Lai Châu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong hai ngày 17-18/2, Lễ hội Gầu Tào diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lai Châu, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
Lễ hội Gầu Tào thu hút người dân ở tỉnh biên giới Lai Châu

Gầu Tào là một lễ hội độc đáo của người Mông ở Lai Châu có từ rất lâu đời, luôn được bà con trông chờ nhất vào dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi,” ở một số nơi, người Mông còn gọi lễ hội là Say Sán, nghĩa là đạp núi. Tùy từng vùng người Mông, lễ hội được tổ chức vào các ngày khác nhau (thường tổ chức từ mồng 3 đến ngày 15 tháng Giêng); nhiều vùng còn chọn tổ chức vào ngày Thìn của đầu năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai. Sau một thời gian về nhà mà người vợ mang thai, sinh được người con như ý muốn thì gia đình sẽ tổ chức Lễ hội Gầu Tào như đã hứa với các vị thần.Nguồn gốc Lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó. Trước đây, việc tổ chức lễ hội do một gia đình đứng ra cùng với sự giúp đỡ của anh em, họ hàng và các già làng, trưởng bản. Gia đình sẽ phải nhờ một người có uy tín, kinh nghiệm là chủ lễ. Người chủ lễ sẽ cùng gia đình chọn một người làm chủ cúng; một đội làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội; một đội phục vụ nấu ăn phục vụ họ hàng, người dân về tham dự lễ hội.

Sau này, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng, lễ hội được nhân rộng, tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng, bản làng. Bởi vậy, ngoài việc cầu con, người Mông còn cầu sức khỏe, may mắn; cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.Thời gian mở hội thường được tiến hành liền trong ba năm. Trong ba năm ấy, mỗi năm người ta trồng một cây nêu để đến khi tan hội, một trong ba gia chủ sẽ lấy cây nêu và những vật treo trên cây ấy về để lấy phúc, lấy lộc. Có đám tổ chức ghép (làm một lần luôn cho 2 năm và làm một lần luôn cho 3 năm), nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số cây nêu cho 3 chủ lễ. Vì vậy mới có trường hợp có đám cắm 2 cây nêu, có đám cắm 3 cây nêu.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.