'Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa' - bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

"Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" được cư dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức vào 16/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của các hùng binh có công cắm mốc, xác lập, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
5 thuyền câu được thả hướng ra biển Hoàng Sa - thể hiện ý chí một lòng bám biển, bảo vệ chủ quyền tổ quốc. (Ảnh: Lao động)
5 thuyền câu được thả hướng ra biển Hoàng Sa - thể hiện ý chí một lòng bám biển, bảo vệ chủ quyền tổ quốc. (Ảnh: Lao động)

Hàng năm cứ vào ngày 16/3 âm lịch, "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" lại được tổ chức long trọng tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch tham gia. Các tộc họ trên đảo Lý Sơn tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm cùng tổ chức lễ tri ân công đức hùng binh Hoàng Sa. Lễ sẽ gồm hai con lợn, 11 gà trống (5 con đặt vào mô hình khinh thuyền Hoàng Sa), gạo, muối.

Suốt 400 năm, lễ hội này được bảo tồn sống động trong lòng dân huyện đảo Lý Sơn, nhằm tri ân những người lính trong Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Hoạt động văn hóa này còn mang một ý nghĩa cao cả. Đó là giáo dục truyền thống yêu nước, hy vọng thế hệ trẻ tiếp tục giữ vững tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Trong cuốn "Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” (NXB Thông tin và Truyền thông, 2015) do PGS.TS Trương Minh Dục biên soạn, có dành một đoạn nói về "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" như sau:

"Ở huyện đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Việt nhưng có lẽ đặc sắc nhất vẫn là những hoạt động văn hóa ghi dấu một thời bi hùng của Đội quân Hoàng Sa đã ra đi trấn ải, không hy vọng ngày trở về. "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" được cư dân trên đảo tổ chức để tế sống những người đi làm nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm, chín phần chết một phần sống".

"Trong buổi lễ, người ta làm những hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người và đem tế tại đình. Tế xong, người ta đốt đi hoặc đóng thuyền bằng thân cây chuối đặt hình nộm lên và thả trôi trên biển. Gọi là 'Khao lề thế lính Hoàng Sa' với quan niệm các hình nộm kia sẽ gánh chịu mọi hiểm nguy, tai nạn trên biển thay cho đội Hoàng Sa, và cầu mong cho người thân bình an trở về".

Trong văn tế "Khao lề thế lính Hoàng Sa" gồm một nửa viết bằng chữ Hán, một nửa viết bằng chữ Nôm, có đoạn viết: "Ngày hôm nay (hoặc đêm nay, buổi sáng nay) có theo ý người... ở tỉnh... nước Đại Nam, xin cúng thế một cỗ thuyền mô hình, trôi theo đường thủy Hoàng Sa, mấy cỗ bàn, vàng bạc, đáp lễ thần quan, xin dâng lên khảo thủy đạo một tiệc, thành kính bày lễ la liệt...".

Để tôn vinh và phát huy nét sinh hoạt văn hóa dân gian trong "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa", năm 2013, lễ hội này đã được Bộ VHTTDL trao Bằng công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.    

"Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" không chỉ là ngày lễ lớn với người dân Quảng Ngãi mà còn là của người Việt Nam trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp khơi dậy ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và là bằng chứng sống động khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Theo Thời Đại
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.