Lễ Okphansa - nét đẹp văn hóa đặc sắc của Lào

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 13/10, hàng triệu Phật tử trên khắp cả nước Lào đã đổ đến các ngôi chùa gần nhà để thực hiện các nghi thức tôn giáo của Bun Okphansa, lễ hội “mãn mùa chay”.
Lễ Okphansa - nét đẹp văn hóa đặc sắc của Lào ảnh 1

Các phật tử trong trang phục truyền thống của dân tộc đang thực hiện nghi thức Xaybath để dâng đồ lễ cho các nhà sư và cho những người đã khuất tại 1 ngôi chùa ở thủ đô Viêng Chăn vào sáng 13/10. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào

Okphansa là một trong những ngày lễ quan trọng, đánh dấu kết thúc 3 tháng kiêng khem đối với cả giới tăng lữ và người dân, mở màn cho hàng loạt lễ hội lớn sẽ được mở trong suốt 9 tháng tới.

Bắt đầu vào ngày 15/8 hằng năm theo Phật lịch, trong 3 tháng mùa chay, các nhà sư không được ra khỏi chùa và phải chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp trong khi các phật tử chuyên tâm làm việc thiện, không cất nhà, không cưới hỏi, không lập công ty và hạn chế hoặc thậm chí tạm bỏ uống rượu, hút thuốc...

Sau ngày Okphansa, các tăng ni có thể ra khỏi chùa để dạy giáo lý ở chỗ khác, chùa khác hoặc đi cúng bái ở bất cứ đâu mà không bị giới hạn, còn phật tử có thể dựng vợ gả, chồng, xây nhà và lập cơ sở kinh doanh tùy ý.       

Trước lễ Okphansa một ngày, phật tử trên cả nước Lào đã chuẩn bị những đồ lễ như hoa, nến, đèn, bánh, kẹo, cơm, xôi, quả và tiền lẻ… để dâng lễ Phật vào ngày chính lễ (15/11 Phật lịch).

Lễ Okphansa - nét đẹp văn hóa đặc sắc của Lào ảnh 2

Một thiếu nữ Lào trong trang phục truyền thống đang xếp hàng chờ tới lượt vào thực hiện nghi thức Xaybath (Cúng dường) ở chùa Sisaketh, một ngôi chùa lớn ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào

Trong Bun Okphansa, từ sáng đến tối sẽ diễn ra hàng loạt nghi thức tôn giáo đánh dấu sự kết thúc của 3 tháng Mùa chay như nghi lễ Xày Bạt (Cúng dường) để dâng đồ lễ cho các nhà sư và cho những người đã khuất vào sáng sớm; nghi lễ Okphansa chính thức vào buổi chiều, đây là lúc để các sư thầy và phật tử tập trung ở chùa để tổng kết lại nhưng điều đã làm trong ba tháng lễ, những gì tốt thì phát huy, những gì chưa tốt thì phải sửa đổi; vào buổi tối sẽ là lễ Viêng Thiềng, tức là lễ rước nến đi quanh chùa đủ ba vòng, theo đó vòng thứ nhất là để tưởng nhớ công ơn của Đức Phật, vòng thứ hai là để tưởng nhớ về những lời răn dạy của Đức Phật và vòng thứ ba là để ca ngợi công đức vô lượng của Đức Phật; nghi lễ cuối cùng trong ngày sẽ diễn ra vào lúc tối muộn đến trước 12 giờ đêm, là nghi lễ Lay Heurphay, hay còn gọi là Thả thuyền lửa xuống sông Mekong, đây là hình thức để người Lào, đặc biệt là các nam thanh, nữ tú gửi những điều ước về một cuộc sống tốt lành trong tương lai. Đây cũng là nghi lễ cuối cùng của lễ Ọc Phăn Xả, đánh dấu thời điểm kết thúc 3 tháng dùi mài kinh Phật của các nhà sư ở trong chùa.

Tồn tại hằng nghìn năm cùng với sự ra đời của đạo Phật, những lợi ích đem lại từ ba tháng kiêng khem, hướng thiện và học giáo lý nhà Phật… không chỉ là sức hút giúp duy trì phong tục trên từ đời này sang đời khác, mà còn khiến ngày càng có nhiều người dân Lào hưởng ứng và làm theo

Theo TTXVN
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.