Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 9/5, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, đã tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo, chào mừng kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2023).
Nghi thức lễ thượng cờ.
Nghi thức lễ thượng cờ.

Trên nền Quốc ca hùng tráng, lá cờ Tổ quốc rộng 4,5 m, dài 6,2 m được kéo lên đỉnh Kỳ đài cao 29,7 m. Cả cột cờ và lá cờ đều bằng kích thước cột cờ và lá cờ trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô ảnh 1
Các đại biểu dâng hương trước tượng đài Bác Hồ.

Cô Tô là huyện đảo cách xa đất liền trên 100 km với hơn 70 hòn đảo lớn, nhỏ; diện tích đất nổi là 4.620 ha; có chiều dài biên giới biển khoảng 100 km. Ngày 9/5/1961, Bác Hồ đã đến thăm đảo trên chiếc trực thăng và đáp xuống đúng nơi hiện nay là khu tượng đài Bác. Tại đây, Bác đã có buổi nói chuyện, căn dặn, động viên quân dân trên đảo đoàn kết cùng tiến bộ. Bác nói: "Thủ đô Hà Nội tuy không cách xa các đảo nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào các đảo đoàn kết, cố gắng và tiến bộ". Điều này cho thấy, Người đánh giá cao tầm quan trọng, vị trí chiến lược quốc phòng - an ninh của vùng biển đảo Cô Tô. Đây là trạm tiền tiêu của cả một vùng biển rộng lớn phía Đông Bắc của Tổ quốc. Vùng biển đảo này có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch trong tương lai.

Xuất phát từ tầm quan trọng, vị trí chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo chủ quyền quốc gia cùng với tình cảm đặc biệt Bác dành cho nơi đây, theo nguyện vọng của quân dân trên đảo, Bác đã đồng ý cho phép dựng tượng của mình trên đảo khi người còn sống. Ngày 19/5/1968, quân dân trên đảo Cô Tô vui mừng đón chào ngày khánh thành tượng Bác Hồ (được dựng ngay tại nơi máy bay hạ cánh và là nơi Bác đứng nói chuyện với quân, dân trên đảo năm xưa).

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô ảnh 2
Nghi thức lễ thượng cờ.

Trải qua 62 năm kể từ ngày Bác ra thăm đảo, Cô Tô ngày nay đã chuyển mình trở thành viên ngọc sáng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc. Trên đảo giờ đây đã có điện lưới quốc gia, bến tàu, khu neo đậu tránh trú bão, khu hậu cần chế biến hải sản, cung cấp nước ngọt, đá lạnh... Người dân nơi đây luôn bám biển, bám đất để phát triển kinh tế biển, làm du lịch. Nhờ đó, huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015; 100% trường học của địa phương đạt chuẩn quốc gia. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 15-16%/năm. Năm 2019, huyện không còn hộ nghèo.

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 62 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô ảnh 3
Các đại biểu dâng hương trước tượng đài Bác Hồ.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô Nguyễn Việt Dũng cho biết, Cô Tô trở thành điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có tính cạnh tranh cao với những sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế. Huyện đảo đã nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với văn hóa bản địa; đẩy mạnh kết nối du lịch thông qua đường hàng không, đường biển từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ đến Vân Đồn và Cô Tô.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.