Liệu ông Trump có thể trở thành tổng thống Mỹ sau khi bị kết án?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng Donald Trump lại đang "bận lịch trình ở tòa án". Cho dù những cáo buộc nhằm vào ông có kết thúc thế nào đi chăng nữa, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle (DW), một cựu tổng thống bị kết án trong một phiên tòa hình sự là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc tranh cử tổng thống của Donald Trump?

Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024, không còn “xa lạ” với phòng xử án. Đầu năm nay, bồi thẩm đoàn ở New York đã ra phán quyết rằng ông sẽ phải bồi thường thiệt hại hàng triệu đô la cho nhà văn E. Jean Carroll vì tội lạm dụng tình dục và sau đó là phỉ báng, một quyết định mà ông Trump đang kháng cáo. Đó là một vụ án dân sự.

Giờ đây, ông Trump đã trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội hình sự liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng sao khiêu dâm Stormy Daniels tại chiến dịch tranh cử năm 2016. Bồi thẩm đoàn trong vụ án hình sự xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với cáo buộc “chi tiền bịt miệng” đã đưa ra phán quyết vào cuối giờ chiều ngày 30/5, sau chưa đầy 12 giờ nghị án.

Thẩm phán Juan Merchan đã bác bỏ yêu cầu của cựu Tổng thống Trump đòi xóa cáo trạng, đồng thời ấn định ngày tuyên án là 11/7, chỉ vài ngày trước khi diễn ra Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa ở Milwaukee (Wisconsin), dự kiến bắt đầu vào ngày 15/7.

Đây là vụ án đầu tiên trong số bốn vụ xét xử hình sự - hai vụ cấp bang và hai vụ cấp liên bang - mà Trump phải đối mặt. Vụ việc cấp bang còn lại tập trung vào những nỗ lực bị cáo buộc nhằm lật ngược kết quả bầu cử thất bại của ông ở Georgia trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Một vụ cấp liên bang liên quan đến cáo buộc rằng ông Trump cố tình thúc đẩy biểu tình về gian lận bầu cử vào năm 2020 để tìm cách duy trì quyền lực; và một cáo buộc cấp liên bang khác cho rằng ông Trump đã giữ trái phép các tài liệu mật của chính phủ khi rời Nhà Trắng.

Ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống?

Điều này là đúng: Cho dù những cáo buộc trên có kết thúc thế nào đi chăng nữa, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống. Hiến pháp Mỹ chỉ đặt ra ba yêu cầu về tính đủ điều kiện đối với những người muốn tranh cử: Họ phải là công dân Mỹ, ít nhất 35 tuổi và đã cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm. Không điều khoản nào nói rằng một người bị kết án không thể tranh cử hoặc trở thành tổng thống.

Laura Merrifield Wilson, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Indianapolis, nói: “Có một số tranh luận về việc liệu một ứng cử viên tổng thống bị truy tố hoặc liên quan đến một vụ án pháp lý đang diễn ra có nên tranh cử hay không. Nhưng những điều đó liên quan đến vấn đề đạo đức, phán đoán và sở thích chứ không phải luật pháp hay các rào cản thủ tục pháp lý”.

Ông Trump có thể bị loại theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ?

Mục 3 của Tu chính án 14 quy định các quan chức từng tuyên thệ tuân thủ Hiến pháp Mỹ sẽ không đủ tư cách giữ chức vụ trong tương lai nếu họ “tham gia nổi dậy” hoặc đã “hỗ trợ” những người nổi dậy.

Các nhà hoạt động muốn ông Trump bị loại theo điều khoản này nói rằng hành động của tổng thống lúc khi đó trước cuộc tấn công vào toà nhà Quốc hội Mỹ (Đồi Capitol) vào ngày 6/1/2021 cấu thành việc tham gia vào một cuộc nổi dậy. Họ nói rằng những lời nói dối của ông Trump về việc đảng Dân chủ gian lận trong cuộc bầu cử đã khuyến khích đám đông cánh hữu xông vào Đồi Capitol ngày hôm đó.

Các nỗ lực đã được đưa ra để loại ông Trump khỏi các cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở một số bang theo điều khoản này, vốn ban đầu được sử dụng để ngăn chặn những người có xu hướng ly khai quay trở lại nắm quyền trong chính phủ cuộc nội chiến ở Mỹ", cựu nhà báo Brandon Conradis của DW và hiện là biên tập viên về chiến dịch tranh cử của trang tin tức chính trị The Hill, giải thích.

Nhưng vào tháng 3/2024, Tòa án Tối cao đã bác bỏ một nỗ lực như vậy ở Colorado, nói rằng các bang không có thẩm quyền cấm các cá nhân tranh cử vào những chức vụ liên bang.

Tòa án Tối cao lưu ý kèm theo phán quyết của mình rằng “trách nhiệm thực thi Mục 3 đối với các quan chức và ứng cử viên liên bang thuộc về Quốc hội”. Do đó, quyết định này đã vô hiệu hóa những nỗ lực tương tự ở các bang khác.

Vì Quốc hội bị chia rẽ, trong đó đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện và đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện, nên có vẻ như rất khó có khả năng ông Trump sẽ bị loại khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng theo Tu chính án thứ 14.

Ông Trump có thể bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Mỹ?

Điều này là không thể: Ông Trump đã đăng ký bỏ phiếu ở Florida, nơi những người bị kết án sẽ bị tước quyền bầu cử.

Phóng viên chính trị Maggie Astor viết trên tờ The New York Times: “Hầu hết những đối tượng phạm tội ở Florida đều chỉ có quyền bầu cử sau khi mãn hạn tù đầy đủ, bao gồm cả việc tạm tha hoặc quản chế cũng như trả tất cả các khoản tiền phạt và lệ phí”.

Nhưng việc tạm tha đối với cựu Tổng thống Trump có thể sẽ không kịp để ông có lại quyền bầu cử. Vì vậy, nếu bị kết tội, ông Trump vẫn có thể tranh cử tổng thống nhưng không được bỏ phiếu cho chính mình.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông Trump thực sự phải vào tù? Hiện không ai biết sẽ như thế nào trong trường hợp này. Erwin Chemerinsky, chuyên gia luật tại Đại học California-Berkeley, nói với tờ New York Times: “Cho đến nay, chúng ta chưa từng chứng kiến điều này xảy ra. Tất cả chỉ là suy đoán”.

Về mặt pháp lý, ông Trump vẫn đủ điều kiện tranh cử, ngay cả khi "đứng sau song sắt". Nhưng tất nhiên một tổng thống được bầu khi đang ở trong tù sẽ đặt ra một thách thức về mặt hậu cần. Nhà báo Astor suy đoán rằng "ông Trump có thể kiện để được trả tự do trên cơ sở rằng việc bỏ tù đang ngăn cản ông thực hiện nghĩa vụ hiến pháp với tư cách là tổng thống".

Nhưng vì chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ nên không thể nói trước mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào.

Nếu đắc cử, liệu Trump có thể bác bỏ các vụ kiện chống lại ông hay tự ân xá cho chính mình? Về lý thuyết, ông Trump có thể giảm án tù hay huỷ bản án, hoặc thậm chí tìm cách tự ân xá hoàn toàn cho bản thân, nhưng đây sẽ là những tín hiệu cực đoan về quyền lực của tổng thống và có thể sẽ được đưa ra trước Tòa án Tối cao để xem xét về tính hợp hiến của chúng.

Ngoài ra, Tổng thống Joe Biden có thể ân xá cho ông Trump. Tuy nhiên, những hành động như vậy sẽ chỉ áp dụng cho các vụ án liên bang của ông Trump, chứ không phải vụ xét xử tội chi tiền bịt miệng của bang New York, cũng như vụ can thiệp bầu cử ở Georgia, vì các tổng thống không có quyền ân xá cho các bản án ở cấp bang.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...