(Ngày Nay) - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
(Ngày Nay) - Ngày 6/9, tại ga tàu lửa Trảng Bom, Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tổ chức Lễ khởi hành chuyến tàu chở những tấn LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc; đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp khí tại Việt Nam. Sau khi vượt quãng đường gần 2.000km, 16 bồn chứa ISO tank chứa dòng năng lượng LNG đầu tiên sẽ được PV GAS vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng từ ga Đông Anh, Hà Nội đến từng hộ tiêu thụ công nghiệp tại khu vực phía Bắc.
(Ngày Nay) - Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp ba lần vào giai đoạn giữa những năm 2030. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030.
(Ngày Nay) - Tháng 9/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đánh dấu một cột mốc lịch sử mới: chuyến LNG đầu tiên được vận chuyển từ Nam ra Bắc bằng phương tiện tàu hỏa, mang theo nguồn năng lượng xanh trên hành trình xuyên Việt. Sự kiện này không chỉ là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của PV GAS trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị năng lượng, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc kiến tạo một tương lai năng lượng bền vững cho Việt Nam.
(Ngày Nay) - Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai xây dựng, sử dụng hạ tầng liên quan đến khí LNG, bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính.
(Ngày Nay) - Giới phân tích cho rằng bất chấp nguồn cung khí đốt từ Nga giảm, châu Âu vẫn có thể vượt qua mùa đông này mà không phải cắt giảm cho khách hàng. Tuy nhiên, việc người dân thay đổi để thích nghi với cảnh mùa đông lạnh hơn và phải trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt vẫn là chưa đủ để ứng phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung trong những năm tới.