Loạn kính thuốc - Bài 2: Loạn cả quy trình đo khám

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong quá trình tìm hiểu và viết loạt bài này, phóng viên Ngày Nay không chỉ phát hiện ra các chỉ số đo giữa các cơ sở mắt kính khác nhau, chênh lệch nhau mà cả quy trình, cách thức đo khám thị lực của mỗi nơi cũng theo một kiểu.

“Vẽ chỉ định” không lý do

Tại Trung Tâm Hoà Hảo, khi đăng ký khám mắt, phóng viên phải trải qua các khâu như khám lâm sàng, khai thác tiền sử với y, bác sĩ phòng khám xong. Sau đó lên phòng đo tật khúc xạ, tại đây nhân viên đo tật khúc xạ sau khi đo khám xong lại cho chỉ định cắt kính, thậm chí là cắt luôn cho khách.

Dù đã có kính, nhưng khi quay trở lại phòng khám, không có lý do, không xem chẩn đoán ban đầu và không cần kiểm tra lại thị lực hay khai thác thêm thông tin nhưng bác sĩ tại phòng khám Mắt của Trung tâm Medic Hoà Hảo tiếp tục cho phóng viên được cho đi chụp hình màu đáy mắt. Với chỉ định này, phóng viên lại phải thanh toán thêm 250.000 đồng. Kết quả chụp hình màu đáy mắt xong, bác sĩ khẳng định, mắt phóng viên chỉ bị tật khúc xạ, không phát hiện bất thường hay tổn thương đi kèm.

Loạn kính thuốc - Bài 2: Loạn cả quy trình đo khám ảnh 1

Trong khi đó, quy trình đo tật khúc xạ tại bệnh viện Mắt TPHCM lại đơn giản hơn và có những bước ngược lại so với Trung Tâm Medic Hoà Hảo. Tại đây, quy trình đo khám, kết luận đều do kỹ thuật viên thực hiện. Không như bên trung tâm Medic là đọc bảng trước rồi mới dùng máy đo. Bệnh viện Mắt lại đo máy trước, sau đó mới yêu cầu người khám quay sang đọc chữ, số trên bảng đối diện. Theo hướng dẫn của nam kỹ thuật viên, phóng viên “mắt nhắm, mắt mở” đọc chữ theo chỉ dẫn. Sau đó, nam kỹ thuật viên gắn tròng vào dụng cụ cho phóng viên đeo và đọc lại bảng chữ. Lúc này, với sự hỗ trợ của dụng cụ, thị lực cải thiện hơn, thay vì trước đó chỉ đọc rõ được hàng thứ 2 từ trên xuống thì giờ đã đọc được tới hàng thứ 8, thứ 9. Sau khi kiểm tra bảng xong, kỹ thuật viên đưa phóng viên 1 kính thử để đeo vào rồi đứng dậy, đi vài vòng. Đi được hơn 10 bước. Phóng viên choáng váng nên nói với anh kỹ thuật viên. Sau khi nghe, anh ấy kết luận, mắt phóng viên bị cận -1,25 độ. Sau đó ra chỉ định để phóng viên ra quầy phía ngoài phòng đo để cắt kính.

Cũng là khám mắt, đo khúc xạ nhưng quy trình diễn ra tại phòng khám đa khoa V. Trên đường Trương Định, quận 3, TP.HCM là có vẻ kỹ hơn. Thứ nhất, tại phòng khám mắt, đo thị lực, phóng viên ghi nhận, ngoài một bác sĩ thì còn có... 1 nam phụ việc. Quá trình đọc chữ trên bảng, khách hàng không chỉ được chỉ định kiểm tra thị lực không kính mà còn được thử tròng nhiều lượt với 3-6 mức độ khác nhau cho từng mắt.

Trong khi đó, trong lần đưa người thân tới khám mắt tại bệnh viện Mắt Quốc tế Việt Nga thì phóng viên ghi nhận được sau khi được thăm khám, đo tật khúc xạ kỹ lưỡng thì khách hàng còn được chỉ định chụp hình đáy mắt (có nhỏ thuốc giãn đồng tử).

Như vậy, có thể thấy quy trình khám, đo thị lực nơi thì qua loa đại khái, nơi thì kỹ càng. Nơi thì có bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên. Nơi thì “3 trong 1”. Nơi đo lâm sàng trước rồi mới chuyển qua đo máy, nơi thì ngược lại. Nơi thử kính thì từ độ nhỏ, tới độ lớn. Nơi thì thử 1 lần là có thể kê toa đi cắt kính.

Điều đáng lưu ý là, trong quá trình thực hiện bài viết này, phóng viên phát hiện ra, nhiều cơ sở mắt kính đã “ăn gian” quy trình đo, kiểm tra độ loạn cho khách. Kỹ thuật viên đa phần chỉ chú trọng việc đo độ cận trên lâm sàng. Còn độ loạn, viễn thì chỉ theo máy hoặc bỏ qua quy trình đo khám lâm sàng cho người bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đo, cắt kính sai, khiến cho việc đeo kính trở thành "của nợ".

Loạn kính thuốc - Bài 2: Loạn cả quy trình đo khám ảnh 2

Mỗi ngày có hàng trăm người đến BV Mắt để đo, khám, cắt kính…. Thế nhưng, bao nhiêu người thực sự có được kết quả chính xác nhất?

Tù mù kính thuốc, cực thân người đeo

Nạn nhân đầu tiên của việc đo kính sai độ, sai trục là bà M., 55 tuổi, đang làm giúp việc cho người quen tại TP.HCM. Do bị tật khúc xạ hai mắt lên tới 2-3 độ, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Được sự hỗ trợ từ chủ nhà, bà M. đi khám, đo tật khúc xạ tại một tiệm kính trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, huyện Hóc Môn.

Tiệm kính này kết luận bà M. bị cận, loạn mắt phải -3,25 loạn -1,25 trục 90; mắt trái lần lượt là -2,75, -1,00 và trục 75. Sau đó, bà M. được tư vấn cắt một cặp mắt kính Singapore với giá 700.000 đồng.

Điều đáng nói là sau khi mang kính, tuy việc nhìn xa được cải thiện nhưng bà M. thường xuyên bị chảy nước mắt, cảm giác choáng, xây xẩm mặt mày, bà kể “như người say thuốc lào”. Có lần vì cảm giác bước chân không tốt bà M. té cầu thang. Được chủ nhà đưa đi khám lại ở một tiệm kính thuốc quận 12, và cũng sau thủ tục đo, khám, tiệm này đã điều chỉnh và cắt cho bà M. cặp kính có thông số thấp hơn từ 0,5-1 độ cận, giảm 0,5 độ loạn và tròng kính Thái Lan... thì bà M. đã nhìn thấy rõ hơn, các triệu chứng choáng váng, xây xẩm mặt mày, bước thấp bước cao cũng không còn.

Tương tự anh H., một tài xế đường trường. Do đặc thù công việc nên anh H thường phải chạy ban đêm. Tuy nhiên, với anh H., mỗi lần chạy đêm là một cực hình vì anh không dám chạy đèn pha, mà thường bật cos để dễ bề quan sát. Hay mỗi lần cứ đến ngã 3, ngã tư là anh phải dùng thắng giảm tốc độ, đôi khi còn thắng gấp vì sợ có người băng qua không xử lý kịp. Dù đường khi đó không có bóng người và đường có giải phân cách và tốc độ tối đa anh chạy cũng chỉ 80 km/giờ.

Được sự hỗ trợ của chủ xe, anh H. một lần nữa đi cắt kính. “Cắt xong, sáng thì có sáng nhưng đeo được một lúc thì cái đầu muốn nổ ra, mắt toé đom đóm. Phải đi kiểm tra tại một bác sĩ mắt tại Gò Vấp và cắt kính mới thì mới hết triệu chứng kia”. Anh H. kể.

Hoá ra, anh H. chỉ bị cận, chưa bị loạn nhưng không hiểu sao cơ sở ban đầu lại cho anh cặp tròng kính có độ loạn -1 cho mắt phải và -0,75 cho mắt trái. Chưa hết, bác sĩ và kỹ thuật viên còn phát hiện ra nguyên nhân khiến anh H. dở khóc dở cười là do trục mắt kính bị đo sai hơn 10 độ.

Loạn kính thuốc - Bài 2: Loạn cả quy trình đo khám ảnh 3
Quang cảnh trong phòng đo tật khúc xạ tại bv Mắt TPHCM.

Những tiệm kính thuốc ''tay ngang''

Trong quá trình đi sâu tìm hiểu thực trạng đo, khám tật khúc xạ trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi không khỏi hoang mang, lo lắng vì phát hiện ra nhiều cửa hàng, cơ sở buôn, bán mắt kính thuốc trên đường Quang Trung, đường 3/2, đường Trương Định, đường Hồ Xuân Hương, đường Lê Văn Thịnh.... không có bác sĩ, thậm chí cũng chả có kỹ thuật viên mà chỉ có nhân viên tay ngang làm nhiệm vụ đo, khám mắt và cắt kính cho khách. Điều dễ nhận diện là trên các biển quảng cáo kính thuốc, mắt kính BV, đo mắt kính... có bác sĩ, kỹ thuật viên của các cửa tiệm này đều không ghi rõ thông tin về bác sĩ, cả giấy phép hoạt động...

Trong khi đó, người trong ngành là bác sĩ mắt, kỹ thuật viên chân chính đều tâm niệm, coi kính điều trị tật khúc xạ là “kính thuốc”, chứ không phải kính thời trang.

Điều đó lâu nay đã được cơ quan chức năng “chuẩn hoá” bằng việc khám, đo thị lực phải do bác sĩ, kỹ thuật viên có chứng chỉ hành nghề thực hiện. Ngay cả việc đo khám thị lực, tật khúc xạ cho khách hàng, bác sĩ chuyên khoa mắt muốn đo tật khúc xạ cũng phải có chứng chỉ chuyên môn về khúc xạ mới được thực hiện.

Theo tìm hiểu, hai nạn nhân (bà M., anh H.) từng đo, khám thị lực và cắt kính tại cơ sở mắt kính không có kỹ thuật viên hay bác sĩ có chuyên môn về mắt cũng như tật khúc xạ.

Trong quá trình đi ghi nhận nhân sự chuyên môn tại các cơ sở đo cắt kính thuốc ngày 13/4, tình cờ phóng viên phát hiện ra cửa hàng mắt kính B.N nằm trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, huyên Hóc Môn đang trưng bày chứng chỉ của ông Phạm Nguyễn K.H., người trước đó đo khám tật khúc xạ và cắt kính bán cho phóng viên ở trung tâm khám chữa bệnh tại quận 5.

Theo tìm hiểu, cửa hàng mắt kính B.N là nơi ông K.H., thực hiện đo tật khúc xạ vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Còn bình thường thì cửa hàng kính này do một nam trung niên thực hiện việc khám và đo mắt, cắt kính bán. Nam trung niên này chưa có chứng chỉ đo tật khúc xạ cũng như không có bằng y khoa, chuyên khoa về mắt.

Ngay cả tại bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga, trong lần khám mắt tại bệnh viện này chị B.K.T đã được một bác sĩ người nước ngoài thăm khám và chỉ định.... nhưng do có sự chênh lệch về các thông số chị T. đã phản ánh với Tạp Chí Ngày Nay để tìm hiểu thông tin về chuyên gia này. Sau khi nhận được thông tin từ chị T. cung cấp, phóng viên Ngày Nay đã liên hệ với Cục quản lý khám chữa bệnh, Sở Y tế TP.HCM để đề nghị cung cấp thông tin về trường hợp bác sĩ nước ngoài hành nghề tại bệnh viện mắt Việt Nga với nội dung, bác sĩ này có đăng ký hành nghề tại bệnh viện trên hay không?. Chuyên khoa của bác sĩ là gì?.... nhưng đến nay, không hiểu sao, mọi chuyện vẫn rơi vào im lặng.

Chưa hết, bên cạnh việc đo khám mắt tuỳ tiện, không theo quy trình, quy định... do khám lợi, không ít cửa hàng mắt kính trên các tuyến phố cũng như các quầy bán kính tại trung tâm y khoa uy tín như Medic Hoà Hảo, bệnh viện Mắt TPHCM cũng bán kính đểu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(Bài 3: Bệnh viện Mắt TPHCM, Medic Hoà Hảo bán kính thuốc “đểu”?)

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.