Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

(Ngày Nay) - Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.
Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

Biến bất lợi thành thế mạnh

Ngày nay, gần 100% lượng điện tiêu thụ ở quốc gia nhỏ bé này đến từ năng lượng tái tạo. Cứ 10 ngôi nhà thì có 9 ngôi nhà được sưởi ấm trực tiếp bằng năng lượng địa nhiệt.

Câu chuyện về quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch của Iceland có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác đang tìm cách tăng thị phần năng lượng tái tạo của mình. Iceland thường được gọi là "vùng đất của lửa và băng". Chính sự kết hợp giữa địa chất và vị trí ở cực Bắc đã mang lại cho quốc gia này khả năng tiếp cận rộng rãi với năng lượng tái tạo.

Hòn đảo nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương giữa các mảng kiến ​​tạo Bắc Mỹ và Á-Âu, một vùng núi lửa hoạt động mạnh cung cấp năng lượng cho các hệ thống địa nhiệt của nước này.

Bên cạnh đó, các sông băng bao phủ 11% diện tích của đất nước. Băng tan theo mùa cung cấp nước cho các con sông băng, chảy từ núi ra biển, góp phần vào nguồn tài nguyên thủy điện của Iceland. Hơn nữa, đất nước này cũng có tiềm năng năng lượng gió rất lớn và đang được tích cực khai thác. Trong thập kỷ tới, các dự án điện gió lớn nhất của Iceland sẽ được triển khai tại công viên Búrfellslundur, nơi có tới 30 tuabin gió sẽ được lắp đặt gần Núi Vaðalda.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh" ảnh 1

Hiện nay, nền kinh tế của Iceland, từ việc cung cấp nhiệt và điện cho các hộ gia đình đơn lẻ đến đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, được cung cấp năng lượng xanh từ các nguồn thủy điện và địa nhiệt.

Năng lượng sạch của đất nước này mang lại cho xã hội nhiều lợi ích, không chỉ là hệ thống sưởi ấm. Nguồn năng lượng này còn được sử dụng rộng rãi để làm tan tuyết trên vỉa hè, sưởi ấm hồ bơi, nuôi cá bằng điện, trồng trọt trong nhà kính và chế biến thực phẩm, cũng như sản xuất mỹ phẩm, hàng hóa.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh" ảnh 2

Tầm nhìn ngày một lớn

Vì sao Iceland lại có quyết tâm lớn trong việc triển khai năng lượng tái tạo mạnh mẽ như vậy? Thực tế, cho đến đầu những năm 1970, phần lớn năng lượng tiêu thụ của đất nước này có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Iceland không thể thích ứng trước sự biến động giá dầu do một số cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến thị trường năng lượng thế giới. Nước này cần một nguồn năng lượng trong nước ổn định và khả thi về mặt kinh tế cho, phù hợp với vị trí địa lý đặc biệt ở rìa vòng Bắc Cực.

Vào đầu thế kỷ XX, một người nông dân đã tìm ra cách sử dụng nước nóng rỉ ra từ lòng đất để phát triển hệ thống sưởi ấm địa nhiệt thô sơ cho trang trại của mình. Các thành phố dần dần phát triển dựa trên thành công của ông, dẫn đến việc khai thác có hệ thống hơn các nguồn tài nguyên địa nhiệt.

Cũng từ đó, công nghệ khoan phát triển giúp Iceland có thể khoan sâu hơn để có nước nóng hơn, có thể sưởi ấm nhiều ngôi nhà hơn. Các dự án lớn hơn đã được phát triển với việc triển khai các hệ thống sưởi ấm khu vực địa nhiệt ở quy mô thương mại. Các dự án thủy điện ban đầu, tương tự như địa nhiệt, được những người nông dân siêng năng phát triển để cung cấp điện cho các trang trại của họ. Năm 1950, 530 nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ đã được xây dựng ở Iceland, tạo ra các hệ thống điện độc lập rải rác trên khắp đất nước.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh" ảnh 3

Để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng năng lượng địa nhiệt, Chính phủ Iceland đã thành lập một Quỹ hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vay tiền để nghiên cứu địa nhiệt và khoan thử nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo, dần thay thế năng lượng hóa thạch. Đồng thời, Iceland cũng tập trung vào phát triển thủy điện quy mô lớn. Mục tiêu là thu hút các ngành công nghiệp mới đến Iceland để đa dạng hóa nền kinh tế, tạo việc làm và thiết lập lưới điện toàn quốc.

Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay, Iceland còn “ấp ủ” kế hoạch thu điện mặt trời từ vũ trụ. Iceland sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới thu thập điện mặt trời từ nhà máy 30 GW trên quỹ đạo để cung cấp cho 1.500 - 3.000 hộ gia đình năm 2030. Chương trình sáng kiến bền vững Transition Labs của Iceland đang cộng tác với công ty năng lượng Reykjavik Energyt trong nước và công ty Space Solar ở Anh để phát triển nhà máy năng lượng mặt trời bên ngoài khí quyển của Trái Đất.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh" ảnh 4

Quá trình thiết kế và xây dựng nhà máy thí điểm sẽ có chi phí 800 triệu USD. Dự kiến hệ thống sẽ cung cấp điện ở chi phí bằng 1/4 điện hạt nhân, với mức 2,2 tỷ USD/gigawatt, giúp cạnh tranh với những nguồn năng lượng tái tạo trên Trái Đất.

Như vậy, có thể khẳng định nỗ lực của Iceland trong một thời gian dài đã mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân và nền kinh tế của đất nước, trở thành một hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi.

Chính phủ đã ban hành Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh minh hoạ)
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Cán bộ Công an phường Bình Thọ hướng dẫn làm thủ tục cho người dân.
TP.HCM: Nhiều thuận lợi trong ngày đầu cấp, đổi giấy phép lái xe tại phường, xã, thị trấn
(Ngày Nay) - Bắt đầu từ ngày 17/3, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chính thức triển khai tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 22 điểm phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. Tuy ngày đầu người dân đến làm thủ tục khá đông đúc nhưng các khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Nhiều trường học miền núi Thanh Hóa thiếu trang thiết bị dạy học.
Thanh Hoá: Nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu thiết bị dạy và học tại các trường miền núi
(Ngày Nay) - Dù ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhưng thực tế, tình trạng thiếu trang thiết bị giảng dạy, cơ sở vật chất vẫn xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở các trường ở địa bàn miền núi. Hiện các nhà trường đang nỗ lực khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho học sinh được học tập tốt.
Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam
Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam
(Ngày Nay) - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Tiệc trà giao lưu trong không gian trang trọng, ấm áp và hương trà thanh tao
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội mời trà Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN
(Ngày Nay) -Bạch Trà Thiên – phẩm trà quý hiếm của nhà trà Shanam được chọn là thức trà để bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn pha mời Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN thưởng thức trong tiệc trà giao lưu vừa diễn ra chiều nay, 17/3 tại Tòa nhà Quốc hội.
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương. Sau đó sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.