Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm

“Giống như những đứa trẻ nhỏ phải lệ thuộc vào người mẹ nuôi, cho bú, bế ẵm, các nạn nhân bị bắt cóc phải thuần phục hoàn toàn tên cướp về mọi phương diện. Theo thời gian họ thì trở nên gắn bó và yêu quý tên bắt cóc lúc nào không hay.”
Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm

Hội chứng Stockholm và kẻ bắt cóc Jan - Erik Olsson

Hội chứng Stockholm (Stockholm syndrome) là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 1

Hội chứng Stockholm miêu tả trạng thái tâm lý

con tin từ sợ hãi chuyển sang yêu mến kẻ bắt cóc mình

Nguồn gốc của thuật ngữ này là một vụ phạm tội xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển.

Jan - Erik Olsson, 32 tuổi, chính là tên bắt cóc gián tiếp ‘tạo’ nên hội chứng mà các nhà khoa học đánh giá là ‘ngược đời’ trong tâm lý học tội phạm.

Cách đây 41 năm, ngày 23/8/1973, Olsson tay lăm lăm khẩu súng xông vào nhà băng Kreditbanken ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) và bắt giữ 4 người làm con tin. Hắn ta không thể ngờ rằng hành động này đã tạo ra một hội chứng tâm lý đặc biệt đến hơn 40 năm sau vẫn được nhắc đến.

Vụ bắt cóc kinh điển nhất lịch sử Stockholm

Vụ bắt cóc con tin trong 5 ngày tại nhà băng Kreditbanken đã trở thành hiện tượng và lần đầu tiên một vụ án như vậy được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 2

Jan - Erik Olsson bị bắt giữ.....

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 3

.....sau 5 ngày 'trốn' trong nhà băng

Ban đầu, Olsson hoàn toàn khiến các con tin khiếp sợ và nhận thấy tính mạng của họ đang bị đe dọa. Olsson kể lại: “Bạn có thể thấy rõ nỗi sợ hãi trong mắt họ. Tôi chỉ muốn dọa họ thôi, chưa bao giờ tôi muốn có bạo lực”.

Bốn con tin và cũng là nhân viên nhà băng gồm Birgitta Lundblad, Elisabeth Oldgren, Kristin Ehnmark và Sven Safstrom.

Con tin ‘yêu’ kẻ bắt cóc

Hãng tin AFP đã trích dẫn những hồi tưởng của Olsson, nay là một ông lão 72 tuổi, kể rằng: “Đã có lúc các con tin còn che chắn để cảnh sát không thể bắn tôi”.

Những nạn nhân bắt cóc lâu ngày phải đấu tranh với những suy nghĩ trái ngược về việc có nên trốn thoát khỏi tay những kẻ họ vừa căm ghét, vừa có những tình cảm quý mến qua quá trình tiếp xúc lâu ngày hay không.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 4

Bức ảnh các con tin trong vụ bắt cóc

ở nhà băng Kreditbanken (thủ đô Stockholm)

Sau một vài ngày bị giam giữ, nỗi sợ của các con tin đã biến chuyển thành một cảm xúc phức tạp. Con tin Kristin Enmark chia sẻ: “Tôi không còn quá sợ Clark và Olsson, mà là sợ chính cảnh sát”.

Sven Safstrom, một con tin khác, thậm chí còn cảm thấy biết ơn khi Olsson “thổ lộ” hắn dự định bắn anh để cảnh sát biết hắn nghiêm túc thế nào nhưng đảm bảo sẽ chỉ làm Enmark bị thương. Ehnmark đã có cuộc gọi từ nhà băng tới Thủ tướng Thụy Điển lúc đó là Olof Palme để cầu xin được cho phép rời nhà băng cùng kẻ bắt cóc.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 5

Con tin hết sợ kẻ bắt cóc

Ehnmark sau này tâm sự: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Clark và Olsson. Tôi không hề tuyệt vọng. Họ chưa làm gì ảnh hưởng tới chúng tôi, ngược lại, đôi khi họ rất tốt. Cái tôi sợ là cảnh sát sẽ bất ngờ tấn công và khiến chúng tôi thiệt mạng”.

Khái niệm "Hội chứng Stockholm" cũng là một cách để cảnh sát giải thích với công chúng lý do vì sao các con tin kể về vụ bắt cóc khác với cách mà cảnh sát kể.

“Stockholm syndrome” phổ biến toàn thế giới

Sau 5 ngày cố thủ, Olsson và Olofsson đã đầu hàng và tất cả các con tin đã được giải cứu nhưng đó chưa phải là hồi kết của câu chuyện. Thuật ngữ “hội chứng Stockholm”, được nhà tội phạm học - tâm lý học người Thụy Điển Nils Bejerot đưa ra, còn được biết đến từ nhiều hồ sơ các vụ bắt cóc sau này trên thế giới.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 6

Hội chứng Stockholm ngày càng phổ biến trên thế giới

Điển hình như vụ án năm 1974 (1 năm sau vụ bắt cóc con tin ở Stockholm), Patty Hearst, cháu gái và người thừa kế của nhà xuất bản báo chí lừng danh người Mỹ William Randolph Hearst, đã bị một nhóm kẻ lạ mặt bắt cóc tại California, Mỹ.

Dần dà Patty đã nảy sinh sự đồng cảm với những kẻ bắt cóc và thậm chí còn cùng tham gia các vụ cướp với chúng. Sau này Patty bị bắt và chịu án tù, trong khi luật sư của Patty khẳng định rằng cô gái 19 tuổi này đã bị “tẩy não” và mắc phải “hội chứng Stockholm”.

Trong lịch sử từng ghi nhận nhiều trường hợp nạn nhân bắt cóc đều có những biểu hiện của hội chứng này.

Elizabeth Smart, 14 tuổi, khi bị bắt cóc vào tháng 5/2002. Cô bị cưỡng hiếp và giam giữ suốt 9 tháng tại Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Smart kể rằng cô luôn tự đấu tranh và đặt câu hỏi cuộc sống có tốt đẹp hơn nếu trốn thoát, liệu mọi người ở ngoài có còn yêu quý cô không.

Tháng 5/2011, Brian David Mitchell, kẻ bắt cóc Smart phải nhận án tù chung thân.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 7

Elizabeth Smart trong chương trình phỏng vấn

của đài CNN sau khi bị bắt cóc

Natascha Kampusch, người Áo, là một nạn nhân điển hình mắc phải Hội chứng Stockholm. Cô bị nhốt dưới tầng hầm suốt 8 năm, từ năm 1998, khi cô bé 10 tuổi. Wolfgang Priklopil đánh đập cô hơn 200 lần một tuần và xích cô lại trong khi họ ngủ cùng, nhưng mãi đến tháng 8/2006, Kampusch mới quyết định thoát ra, còn Priklopil đâm đầu vào tàu hỏa tự sát.

Đi tìm nguyên nhân của Stockholm syndrome

Sau một số vụ án khác, thuật ngữ “hội chứng Stockholm” đã trở nên khá phổ biến, nhưng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn tương đối mơ hồ.

Chuyên gia tâm lý học Frank Ochberg đã bỏ công nghiên cứu về hội chứng này và nhận xét: “Đầu tiên, nỗi sợ hãi bất ngờ đến với các con tin, họ đinh ninh rằng mình sẽ chết. Sau đó, họ lại trải nghiệm trạng thái giống như một đứa trẻ - không thể tự ăn, nói hoặc đi vệ sinh mà không có sự cho phép.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 8

Chuyên gia tâm lý học Frank Ochberg

Vì vậy, những hành động nhỏ của kẻ bắt cóc con tin như cho ăn, uống đã dẫn đến sự biết ơn ban đầu. Các con tin dần rơi vào trạng thái tự phủ nhận thực tế rằng chính những kẻ bắt cóc đã đẩy họ vào tình huống như vậy, và trong tâm trí họ lại cho rằng đó là những kẻ “tối cao” có quyền quyết định việc họ được sống hay phải chết”.

Nhà báo Mỹ Daniel Lang năm 1974 đã phỏng vấn tất cả những người có liên quan đến vụ án nhà băng Kreditbanken và các con tin đều cho biết, họ được Olsson đối xử rất tốt, thậm chí có thời điểm họ còn cảm thấy họ nợ những kẻ bắt cóc cả cuộc sống của mình.

Con tin Elisabeth Oldgren được Olsson cho phép đi lại với điều kiện có dây quấn chặt quanh cổ nhưng lại có suy nghĩ rằng Olsson đã rất tốt khi cho phép cô được di chuyển quanh sàn nhà băng.

Ngành phân tâm học thì có những giải thích thâm sâu hơn và cho rằng hội chứng này là một bản năng sinh tồn của con người có từ hồi mới sinh ra. Giống như những đứa trẻ nhỏ phải lệ thuộc vào người mẹ nuôi, cho bú, bế ẵm thì các nạn nhân bị bắt cóc phải thuần phục hoàn toàn tên cướp về mọi phương diện khiến theo thời gian thì trở nên gắn bó.

Hội chứng ngược với Stockholm – Hội chứng Lima

Ngược lại hoàn toàn với hội chứng Stockholm nêu trên, Hội chứng Lima là dạng bệnh mà kẻ bắt cóc trở nên đồng cảm với sự khốn khó, tuyệt vọng của nạn nhân, thậm chí sau đó không thể sống thiếu họ.

Lý giải hội chứng ‘con tin yêu kẻ bắt cóc’ trong tâm lý học tội phạm - anh 9

Hội chứng Lima giải thích tâm lý kẻ bắt cóc 'yêu' con tin của mình

Tên hội chứng được đặt theo vụ khủng hoảng con tin tòa đại sứ Nhật Bản ở Lima (Peru) năm 1996. Trong vụ này, 14 thành viên của "Phong trào cách mạng Tupac Maru" đã bắt giữ hàng trăm con tin gồm nhiều nhà ngoại giao, quan chức, quân nhân và thương gia nhiều nước tham gia buổi dạ tiệc trong khuôn viên toà đại sứ từ 17/12/1996 đến 22/4/1997.

Trong vòng 4 tháng sau đó, bọn bắt cóc đã phóng thích hầu hết nạn nhân với sự quan tâm đặc biệt về tầm quan trọng của họ, trong đó có cả tổng thống tương lai Peru và người mẹ của ông.

Sau nhiều tháng đàm phán bất thành, cuối cùng tất cả các con tin còn lại cũng được trả tự do sau một cuộc đột kích chớp nhoáng của quân đội Peru, chỉ một con tin bị giết chết…

Đến nay, hội chứng Stockholm và hội chứng Lima vẫn là đề tài thu hút giới tâm lý học và nó cũng được thể hiện trong văn hóa. Trong đó, khái niệm "hội chứng Stockholm" cũng là một cách để cảnh sát giải thích với công chúng lý do vì sao các con tin kể về vụ bắt cóc khác với cách mà cảnh sát kể.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).