Mảnh xương cá gây viêm mủ phế quản người đàn ông

Bệnh nhân 56 tuổi ở Quảng Ninh bị mảnh xương cá cắm trong phế quản hơn 3 tháng gây viêm mủ, nhiễm trùng nặng.
Xương cá nằm trong phế quản bệnh nhân được gắp ra. Ảnh: Hà Trang.
Xương cá nằm trong phế quản bệnh nhân được gắp ra. Ảnh: Hà Trang.

Ba tháng trước, bệnh nhân ăn cá bị xương hóc vướng cổ họng. Ho khạc không ra, ông đã đi khám và nội soi tai mũi họng không thấy, nghĩ mảnh xương đã tự trôi xuống dạ dày.

Gần đây, bệnh nhân ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở, đi chụp phim lồng ngực không phát hiện dị vật. Sau đó, bệnh nhân nội soi dạ dày được chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, uống thuốc theo đơn, tình trạng không thuyên giảm.

Ngày 7/6, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để tiếp tục điều trị. Tại đây, bác sĩ kiểm tra và nghi ngờ có dị vật đường thở, quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây mê. Kíp nội soi phát hiện dị vật là một mảnh xương cá cứng, kích thước khá lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải đã bị viêm mủ, sưng tấy xung quanh gây bít tắc gần hoàn toàn phế quản gốc phải.

Bác sĩ đã dùng kẹp gắp thành công dị vật ra ngoài. Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết, mảnh xương cá kích thước khá lớn lọt sâu trong lòng phế quản gốc phải ba tháng làm phổi phải của bệnh nhân phù nề, viêm nhiễm và chảy mủ xung quanh dị vật. Do không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương đã gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán càng khó khăn.

"Nếu dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản...", bác sĩ Định nói.

Thông thường khi bị hóc dị vật đa số mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những việc nay sẽ làm cho tình trạng càng xấu hơn, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm như đường thở. Nếu dị vật bít đường thở sẽ gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Bác sĩ khuyến cáo, trong khi ăn uống mọi người không nên ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Cần tập trung ăn uống, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở. Khi không may hóc kèm những biểu hiện bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Theo Vnexpress
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.