Masan trao tặng trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và kinh phí ủng hộ chống dịch lên tới 250 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Tập đoàn Masan là một trong những doanh nghiệp Việt tích cực chung tay đẩy lùi đại dịch qua nhiều đợt bùng phát dịch trên cả nước. Tính tới nay, Tập đoàn này đã ủng hộ tới 250 tỷ đồng cho các hoạt động chống dịch. Riêng trong hai tháng 7 và tháng 8 cao điểm phòng chống dịch, Tập đoàn Masan đã trao tặng tới 50 tỷ đồng trang thiết bị vật tư y tế cho các bệnh viện tuyến đầu.
Tập đoàn Masan trao tặng máy thở CARESCAPE R860 cho Bệnh viện Từ Dũ
Tập đoàn Masan trao tặng máy thở CARESCAPE R860 cho Bệnh viện Từ Dũ

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại mang theo ảnh hưởng nặng nề rõ rệt hơn. Lực lượng y bác sỹ dốc toàn bộ nhân lực và vật lực để kịp thời chi viện cho những vùng tâm dịch. Những tháng cao điểm bùng phát dịch, số ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng ngàn ca, đặc biệt tại các TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khiến cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trở nên quá tải. Trước tình hình đó, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, cùng các bộ, ngành, địa phương đã chuẩn bị để ứng phó với quyết tâm không để khan hiếm, thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch. Sẻ chia với công cuộc chống dịch của lực lượng tuyến đầu trên cả nước có sự góp sức đồng hành của rất nhiều người dân và doanh nghiệp. Từ những mùa dịch trước cho tới những đợt cao điểm bùng phát dịch trở lại, Tập đoàn Masan đã thường xuyên chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin, đi tới những nơi tuyến đầu, trao tới tận tay lực lượng công an, quân đội, biên phòng, đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện.

Masan trao tặng trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và kinh phí ủng hộ chống dịch lên tới 250 tỷ đồng ảnh 1

Tập đoàn Masan trao tặng máy thở CARESCAPE R860 cho Bệnh viện Hùng Vương

Liên tiếp mới đây nhất, trong hai tháng 7 và tháng 8 cao điểm, ngày 16 – 17/8, Masan trao tặng 2 máy thở chức năng dòng cao CARESCAPE R860 đến Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương; 5 máy thở chức năng cao Bellavista đến Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện Bình Tân và Bệnh viện Gò Vấp. Từ ngày 9/7 đến ngày 13/8, hàng chục ngàn bộ bảo hộ y tế, hàng chục ngàn kit xét nghiệm, hơn 40 máy thở dòng cao đã được trao tặng Sở Y tế Bình Dương, Hậu Giang, Long An, Hải Dương, Bệnh viện E Hà Nội… Cùng với đó, Tập đoàn cũng trao tiền mặt 1 tỷ đồng đến lực lượng Công an Tp.Hồ Chí Minh, 500 triệu đồng đến Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh, 300 triệu đồng tới Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên... Nhiều sản phẩm thiết yếu như mì OMACHI, KOKOMI, thịt MEATDeli… đã được ủng hộ trực tiếp đến các chốt kiểm soát dịch, đồn biên phòng, bệnh viện và các khu cách ly y tế để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu hoàn thành nhiệm vụ chống dịch.

Masan trao tặng trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và kinh phí ủng hộ chống dịch lên tới 250 tỷ đồng ảnh 2
Tập đoàn Masan trao tặng 20000 đồ bảo hộ y tế đến Hội đồng Nhân dân TPHCM

Các hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt những mùa dịch trước cho tới hiện tại với tổng kinh phí lên tới hơn 250 tỷ đồng. Cuộc chiến chống đại dịch còn nhiều cam go và Tập đoàn Masan vẫn tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và người dân cả nước, đặc biệt tại các vùng tâm dịch.

Masan trao tặng trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và kinh phí ủng hộ chống dịch lên tới 250 tỷ đồng ảnh 3
Tập đoàn Masan trao tặng 1 tỷ đồng và trang bị y tế cho Công an TPHCM

Cùng với các hoạt động thiện nguyện kể trên, Tập đoàn Masan còn là một trong những doanh nghiệp Việt đã và đang nỗ lực từng ngày để duy trì ổn định chuỗi cung ứng hàng thiết yếu toàn diện từ khâu sản xuất đến phân phối bán lẻ. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong mọi hoàn cảnh, Tập đoàn đã không để bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch, vượt khó khăn để duy trì tốt lưu thông hàng hóa thiết yếu. Hơn 30 nhà máy của Tập đoàn trên khắp cả nước thực hiện tốt và nghiêm ngặt chủ trương “3 tại chỗ” của Chính phủ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng luôn chủ động, sáng tạo và linh hoạt đề xuất với Chính phủ, Bộ, Ban, ngành, chính quyền địa phương các giải pháp hữu ích trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo sản xuất an toàn.

Masan trao tặng trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm và kinh phí ủng hộ chống dịch lên tới 250 tỷ đồng ảnh 4
Đại diện tập đoàn Masan trao tặng 500 triệu đồng và nhu yếu phẩm đến Bộ Tư lệnh TPHCM

Trên mặt trận bán lẻ, Cán bộ nhân viên của Tập đoàn này làm việc trong điều kiện nguy cơ tiếp xúc nguồn bệnh cao nhưng tuân thủ tuyệt đối 5K và các quy trình phòng dịch để thiết lập không gian mua sắm an toàn, không ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm của nhân dân. Các siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart+ đảm bảo hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, tăng cường bán hàng đa kênh để nhanh chóng phục vụ người dân, ngay cả trong các khu vực thực hiện cách ly.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.