Mất mạng vì nhiễm liên cầu lợn

[Ngày Nay] - Tiếc con lợn cắp nách bị chết, người đàn ông đem giết thịt để làm cơm. Ngay ngày hôm sau, anh bị sốt cao, hôn mê sâu, tím khắp người rồi tử vong.
Dù được điều trị tích cực nhưng anh H. không qua khỏi.
Dù được điều trị tích cực nhưng anh H. không qua khỏi.

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã (Sơn La) cho biết, tại đây đã ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do nhiễm liên cầu lợn.

Bệnh nhân là anh Cầm Văn H. (48 tuổi, trú tại xã Mường Hung, Sông Mã, Sơn La). Anh H. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã cấp cứu ngày 27/6 trong tình trạng nguy kịch.

Người nhà cho biết trước đó một ngày, con lợn cắp nách của gia đình không may bị chết. Tiếc của, anh H. giết mổ rồi làm cơm cả nhà cùng ăn. Trong quá trình giết mổ, anh H. liên tục chạm vết thương hở ở cổ tay trái vào thịt lợn.

Đến trưa cùng ngày, anh H. có biểu hiện sốt cao, khó thở, hôn mê sâu, trên người có nhiều mảng tím nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã cấp cứu.

Bệnh nhân lập tức được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực và Chống độc để điều trị. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng do liên cầu lợn. Bác sĩ nghi lây vi khuẩn trong quá trình giết mổ do anh H. có vết thương hở ở cổ tay. Dù được điều trị tích cực nhưng anh H. không qua khỏi, tử vong tại bệnh viện.

Trước đó, nhiều bệnh viện cũng đã tiếp nhận không ít ca bệnh nguy kịch vì nhiễm liên cầu lợn, điển hình như trường hợp của anh Mai Văn Minh (61 tuổi, ở TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Được biết, trước khi vào viện 2 ngày, ông Minh có giết mổ lợn nhà để mời mọi người liên hoan, trong đó có món tiết canh. 2 ngày sau bữa tiệc, ông Minh xuất hiện mệt mỏi, sốt, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

Mất mạng vì nhiễm liên cầu lợn ảnh 1

Các vết hoại tử trên da là đặc trưng của bệnh liên cầu lợn.

Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, khi đến viện, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng sốt cao 38,5 độ, tinh thần kích thích, xuất hiện nhiều ban hoại tử màu tím ở lưng, bụng và cẳng chân, triệu chứng của bệnh liên cầu lợn.

Đáng lưu ý, bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng rất nhanh với biến chứng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu, huyết áp tụt còn 60/30mmHg, toan chuyển hoá nặng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy đa tạng.

Bệnh nhân không tiến triển mà rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng không hồi phục và tử vong sau đó.

Theo các bác sĩ, bệnh liên cầu lợn là loại bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Người bệnh lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh trong quá trình giết mổ hoặc ăn các sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh chưa được nấu chín như gỏi, tiết canh...

Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, thậm chí có người bị bệnh sau 1- 2 tuần.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới thông tin thêm, bệnh liên cầu lợn gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Bệnh diễn tiến rất nhanh, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 20%. Nếu chữa khỏi, 40% vẫn để lại di chứng nặng nề, phổ biến nhất là điếc và các di chứng thần kinh, nhiều trường hợp phải cắt cụt tay, chân.

Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cũng có biểu hiện tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, bệnh nhân sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết khiến tay chân hoặc toàn thân tím, đen.

Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu…

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.