'Mắt thần' của chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ sớm được khai thác du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Điện Biên, CLB lữ hành Unesco đã tiến hành khảo sát tuyến du lịch lên đỉnh Pu Tó Cọ, nơi đặt Đài quan chiến dịch Điện Biên Phủ với mong muốn để nhiều người biết hơn về địa danh lịch sử này.

Theo công bố của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch), di tích Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng có diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I là 160m2 và khu vực bảo vệ II là 5.230,5m2.

Ngọn núi Pu Tó Cọ được Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái chọn để đặt Đài quan sát, nằm gần Sở chỉ huy chiến dịch. Bộ chỉ huy chiến dịch đóng tại khu rừng Mường Phăng. Đài quan sát của Sở chỉ huy đóng trên đỉnh Pú Tó Cọ được giữ bí mật tuyệt đối, từ khi chuyển tới cho đến khi kết thúc chiến dịch.

Còn theo tài liệu của Sở VHTTDL Điện Biên, đỉnh Pú Tó Cọ có độ cao 1700m, cao nhất trong ba ngọn núi của dãy núi Pú Đồn. Đài quan sát nằm gần Sở chỉ huy tại khu rừng Mường Phăng, dưới chân dãy núi Pú Đồn.

Tại Đài quan sát luôn có chiến sĩ trinh sát, thông tin quan sát cứ điểm Điện Biên Phủ và báo cáo tình hình về Sở chỉ huy. Ngày 6/5/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên Đài quan sát trận địa trước khi quyết định chuyển sang tổng công kích. Sau 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng vào ngày 7/5/1954.

Để hiểu rõ hơn về Khu di tích, Sở VHTTDL Điện Biên cũng đã tổ chức một số lần khảo sát, xác định địa điểm đặt Đài quan sát trên đỉnh Pu Tó Cọ nhưng hiện dấu tích không còn.

Hành trình đến với đỉnh Pu Tó Cọ bắt đầu từ bản Khá, xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) với quãng đường hơn 4km theo lối mòn của người dân trong vùng.

Trên cung đường dẫn đoàn khảo sát lên đỉnh Pu Tó Cọ, ông Lò Văn Hoàng, tổ trưởng bảo vệ điểm di tích Mường Phăng cho biết: Với những người đi rừng thành thạo chỉ mất khoảng 1 tiếng leo lên đỉnh, còn với những người thường mất khoảng 4 tiếng đi lên và 2 tiến đi xuống.

Gần 3 km đầu, đường mòn còn thoai thoải, men theo sườn núi dễ đi tạo điều kiện cho du khách vừa đi vừa ngắm hoa mua mua, chanh leo rừng, sơn tra (táo mèo)… Tuy nhiên khoảng 1 km cuối cùng dốc cao, trơn, nhiều cây cối rậm rạp nên người dân ít ai đặt chân lên đó. Do đó, để lên đỉnh Pu Tó Cọ ở đoạn cuối, đôi khi du khách phải luồn qua cây rừng, cần người bản địa chỉ dẫn bởi nhiều lối đi rất khó nhận diện.

'Mắt thần' của chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ sớm được khai thác du lịch ảnh 1

Đoàn khảo sát đặt chân lên đỉnh núi Pu Tó Cọ

Từ đỉnh Pu Tó Cọ, vào hôm trời trong xanh có thể nhìn về lòng chảo Điện Biên Phủ, ngắm toàn cảnh hồ Pá Khoang và lòng chảo Mường Thanh. Bà Phạm Thị Thảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên cho biết: Do địa điểm xa nên điểm di tích này vẫn ít người biết đến. Đơn vị cũng vài lần tổ chức cho cán bộ của Ban lên khảo sát với mục đích để mọi người hiểu hơn về các điểm di tích đang quản lý. Việc báo chí và doanh nghiệp khảo sát và đặt biểu tượng hình chóp đánh dấu độ cao đỉnh núi và vị trí đặt Đài quan sát chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ tạo thành một điểm check in và thu hút khách ưa khám phá trong thời gian tới.

Theo góp ý của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội tham gia đoàn khảo sát, đây là điểm đến phù hợp với loại hình trekking để hiểu hơn về một điểm di tích đóng góp phần quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, để thành điểm du lịch thì trước hết tuyến đường lên đây đỉnh Pu Tó Cọ sớm lắp biển báo chỉ đường vì có nhiều lối mòn, đồng thời đặt điểm thu gom rác kết hợp với các dịch du lịch cộng đồng.

Leo núi, băng rừng cũng là trải nghiệm để cho thế hệ trẻ thấy được sự vất vả, gian khó mà cha ông đã trải qua để có được chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.

Theo Thông tấn xã ViệtNam
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.