Mẹ bé trai bị bạo hành gửi đơn đến BV Việt Đức đề nghị can thiệp

Chị Bùi Thùy Dương (Đống Đa, Hà Nội) – mẹ đẻ bé trai nghi bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành vừa gửi đơn đến BV Việt Đức – nơi anh Vũ Hoài L. (bố cháu bé) công tác đề nghị BV phối hợp có biện pháp răn đe, giáo dục nhân viên không xâm hại về thể chất và tinh thần trẻ nhỏ. 
Vết bầm tím chằng chịt trên cơ thể bé trai.
Vết bầm tím chằng chịt trên cơ thể bé trai.

Trong đơn đề nghị, chị Dương viết: “Tôi là vợ cũ của anh Vũ Hoài L. Anh L. hiện đang công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Việt Đức. Sau khi ly hôn, chúng tôi thỏa thuận mỗi người nuôi một cháu, cháu trai ở với bố là bé Vũ M.L., cháu gái ở với tôi là bé Vũ M.A.

Anh Vũ Hoài L. hiện đang sống với một người phụ nữ khác tên là Nguyễn Thị N. Thời gian đầu, sau khi li hôn anh ta quy định cho tôi đón con về nhà riêng chơi vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Một thời gian sau, khi con tôi vào học lớp 1 anh ta viện cớ con phải học 2 tuần anh ta mới cho tôi đón con một lần (chiều thứ 7 đón và chiều chủ nhật trả con về nhà anh ta). Việc đưa đón con tôi phải thông qua ông bà nội của cháu.

Trước đây, những lúc đến đón con, thi thoảng tôi có thấy vệt tím dài lúc thì trên đùi, khi thì ở bắp chân, tôi hỏi con mới biết là con bị đánh và tôi điện thoại hỏi anh ta về việc đó thì anh ta bảo: “Dạy dỗ con cái là việc của tôi, cô đừng có can thiệp”. Càng ngày anh ta càng tìm mọi cách để hạn chế tôi không được đến gần con, có khi là những lí do rất vô lí để trì hoãn, kéo dài việc tôi đón con; thậm chí ngay cả việc tôi gọi điện thoại nói chuyện với con anh ta cũng không cho gọi.

Hai mẹ con tôi ở cách nhau cũng không xa, trường học của con tôi cũng gần nhưng lần cuối cùng tôi được đón con, nói chuyện với con cách đây 4 tuần. Tôi rất nhớ con và ngày 16/4/2019, tôi qua trường con tôi học để thăm con. Tôi vô cùng bàng hoàng, xót xa khi lại thấy những vết bầm tím trên người và các vết xây xước trên mặt con. Tôi hỏi, con tôi trả lời trong tình trạng hoảng loạn và sợ hãi: “Mẹ N. đánh con”. Nhìn con mà trong lòng tôi đau đớn, tôi hỏi tiếp: “Mẹ N. đánh con bằng gì? Sao con lại bị mẹ N. đánh?”. Một câu trả lời khiến tôi giật mình, xót xa, tôi không thể tin vào tai mình nữa: “Mẹ N. đánh con bằng cây, bằng dép của mẹ N., đánh vào mặt con, con không làm gì sai cả”.

Mẹ bé trai bị bạo hành gửi đơn đến BV Việt Đức đề nghị can thiệp ảnh 1

Vết bầm tím chằng chịt trên cơ thể bé trai.

Kinh khủng hơn là nỗi sợ hãi của con tôi vì bị mẹ kế doạ: “Sẽ chặt tay, chặt chân nếu chạy ra khỏi lớp học” lời con tâm sự với cô giáo chủ nhiệm. Tôi lại càng kinh hoàng, đau đớn và xót xa hơn khi được biết người mẹ kế kia, chị ta quá độc ác, quá nhẫn tâm: “Con không học bài buổi tối vì con phải quỳ. Mẹ N. bắt con quỳ để con sợ mẹ N. Mẹ N. còn bắt con quỳ cả buổi đêm nữa”. Con không được uống nước cam, không được uống sữa như chị”. Một sự thật mà không ai có thể tin nhưng đó lại là cuộc sống mà con tôi đang phải sống.

Tôi không biết nỗi hoảng loạn, sợ hãi mẹ kế sẽ ám ảnh con tôi đến khi nào? Tôi thương con nhưng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Tại sao? Một đứa bé 7 tuổi lại có thể bị đánh như vậy, dù vì bất cứ lo gì đều không thể chấp nhận.

Những hành động dã man của chị ta không chỉ làm tổn thương con tôi về mặt thể chất mà nguy hiểm hơn là nó luôn ám ảnh tinh thần con tôi. Lúc nào con tôi cũng sống trong sợ hãi, lo lắng, không dám nói với ai về việc bị đánh, bị đối xử tệ bạc vì cháu sợ bị mẹ kế đánh nhiều hơn. Con tôi sống gần như bị giam lỏng, bị hạn chế gặp tất cả mọi người xung quanh, kể cả ông bà nội và mẹ.

Sự việc này tôi đã báo cáo với các cơ quan chức năng để giải quyết. Song để cho việc bảo vệ cháu được an toàn hơn nên tôi viết đơn này gửi đến quý các ông (bà) giám đốc và Chủ tịch Công đoàn, ông Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Việt Đức phối hợp để răn đe, giáo dục anh Vũ Hoài L. và vợ anh ta để con tôi - cháu M.L không bị xâm hại về thể chất và tinh thần, để con tôi có cuộc sống và tuổi thơ như bao đứa trẻ khác”.

Trước đó, như suckhoedoisong.vn đưa tin, sáng 19/4, trên mạng xã hội xôn xao trước thông tin một bé trai khoảng 6 tuổi bị bạo hành tím đen hết người. Cùng với dòng chia sẻ là hình cháu bé với nhiều vết thâm tím ở vùng mặt, tai, vai, cánh tay, chân, ngực và mông… khiến nhiều người không khỏi xót xa, bức xúc.

Trả lời trên báo chí, anh Vũ Hoài L. (bố đẻ cháu M.L) có nói: “Tôi đã giải trình ở công an phường Giảng Võ tôi là người đánh cháu chứ không phải mẹ kế của cháu, sự việc không nghiêm trọng nhưng do chị Dương muốn giành quyền nuôi con nên sự việc mới thành ra vậy".

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng xác minh làm rõ. Tuy nhiên, dù ai là thủ phạm gây ra những vết bầm tím kia thì rõ ràng, hành vi bạo hành trẻ em là không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm kẻ bạo hành.

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?