Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ…

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Mùa xuân năm nay dường như đến sớm, mới chớm tháng 9, trước cổng mỗi căn nhà từ nội đô Melbourne tới ngoại ô đã phủ một màu phớt hồng lãng mạn của hoa anh đào, những trang trại cải dầu vùng Rivernia mênh mông một màu vàng rực rỡ, bát ngát tới tận chân trời…
Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ…

1.Tôi vốn không có nhiều ấn tượng về Melbourne bởi 2 lần ghé qua thành phố này một vào mùa hè nóng nực, một vào mùa đông lạnh cóng, thời gian quá chóng vánh, chỉ đủ uống một ly cà phê, thăm một vài người bạn, hầu như không có gì quá đặc biệt. Melbourne trong tôi trước dịch bệnh covid 19, là khu vực city- nội đô thiếu chỗ đỗ xe một cách trầm trọng, khu vực ngoại ô, khu người Việt sinh sống vắng vẻ và buồn. Thành phố dậy muộn và đi ngủ sớm, 9-10 giờ sáng mới thấp thoáng các cửa hàng, cửa hiệu mở cửa và sau 4 -6 giờ chiều đến cả trung tâm thương mại cũng tắt đèn.

Lần này tới Melbourne theo một cách khác, không phải chuyến công tác vội vã ghé thăm bạn bè, mà là một chuyến du lịch thực sự, có hướng dẫn viên người bản địa, có những điểm đến được sắp đặt đầy đủ để chúng tôi cảm nhận được vì sao Melbourne được mệnh danh là thành phố dễ sống nhất thế giới, thủ phủ của du học sinh và cũng là nơi du khách người Việt “ước đến, mong về”.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 1

Một góc trung tâm khu nhà hát nổi tiếng East End.

Chuyến bay thẳng từ Hà Nội của hàng không Bamboo hạ cánh sân bay quốc tế Tullamarine Melbourne sau 9 giờ 30 phút bay, một khoảng thời gian như mơ bởi trước khi có đường bay này, từ Hà Nội sang Melbourne hành khách thường phải quá cảnh ở nước thứ 3 từ 15-20 giờ, cộng thêm 10 giờ bay, trung bình mất đứt hơn 1 ngày di chuyển.

Những người bạn Úc đón chúng tôi trong tiết trời mưa nhẹ và gió lạnh, thành phố một màu xám tro từ nền trời tới những căn nhà còn ngái ngủ trong sáng sớm. Thủ tục nhập cảnh nhanh chóng và không chút phiền hà, có vẻ như Melbourne đã lockdowns thì nghiêm ngặt nhất thế giới nhưng khi mở cửa biên giới lại không một chút ngại ngần. Khách du lịch từ Việt Nam được chào đón, đúng như tinh thần Thủ tướng Úc từng công bố trên truyền thông về một chiến dịch chi tới 65 triệu đô la Úc để kích cầu, quảng bá du lịch, thu hút du khách quốc tế tới xứ sở Kangaroo hậu dịch bệnh covid 19.

Hani, cô bạn hướng dẫn viên người Việt, sinh ra, lớn lên ở Melbourne, nói rằng thành phố lớn thứ hai của nước Úc chào đón chúng tôi với sự nồng nhiệt chân thành nhất, “hãy đi, trải nghiệm và cảm nhận thành phố này như cách các anh, chị thích, và góp ý cho chúng tôi, để các hãng lữ hành Úc- Việt thiết kế được những tour phù hợp với sở thích của người Việt”.

2. Melbourne nồng nhiệt nhưng không vì thế các cửa hàng mở cửa sớm hơn thường lệ. 11 giờ trưa, trời không còn mưa nữa, bầu trời xám xịt nhanh chóng được thay bởi màu xanh ngắt và nắng trong vắt như mật trải dài trên các con phố trung tâm. Chúng tôi bắt đầu trải nghiệm thành phố bằng một cuốc tàu điện miễn phí. Giao thông thuận tiện và dễ dàng là một trong những điểm cộng luôn được khen ngợi của Melbourne. Thành phố có hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Các tuyến tàu điện trong nội đô- gọi là trung tâm city, hành khách có thể đi miễn phí, bao nhiêu lần cũng được nhưng khi hết vùng free zone, du khách có thể bị phạt tiền khi có nhân viên soát vé lên kiểm tra.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 2

Tàu điện miễn phí chạy trong nội đô

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 3

..giúp du khách có thể tham quan thành phố với chi phí 0 đồng.

Qua 2 trạm, chúng tôi xuống khu nhà hát nổi tiếng East End – nơi không chỉ hội tụ tới 6 nhà hát, nhiều quán bar nhạc sống mà còn có những con hẻm được mệnh danh là thánh địa của những nghệ sĩ graffiti.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 4

Một con hẻm với hàng trăm tác phẩm graffiter.

Graffiti được chào đón ở Melbourne, người dân địa phương chẳng lấy làm phiền lòng khi tường nhà mình xuất hiện những bức họa không rõ nguồn gốc. Nhiều người còn mời các graffiter đến vẽ lên tường, hàng rào hay cửa nhà bởi họ yêu thích thứ nghệ thuật tự do này. Đó là lí do mà chỉ mới một thập kỷ, graffiti đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của thành phố Melbourne. Những con hẻm ở khu trung tâm, những trạm xe lửa, một ô cửa sổ để ngỏ, hay thậm chí một thùng rác công cộng cũng có thể khoác lên mình bảng màu đầy cảm hứng. Graffiti ở Melbourne thú vị hơn bất cứ đâu trên thế giới ở chỗ các bức họa graffiti được thay thế rất thường xuyên. Các nghệ sĩ graffiter có thể phủ sơn xóa đi nét vẽ cũ hay kết hợp tạo ra những tác phẩm mới, vì thế góc phố mà bạn rất thích thú ngày hôm qua có thể hoàn toàn mới lạ vào ngày mai.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 5

Người trẻ xếp hàng dài trên con phố này, họ vui vẻ và thân thiện.

Khi chúng tôi ngang qua khu vực nhà hát East end, hàng trăm bạn trẻ xếp hàng dài trong các con hẻm trên phố Hoddle Grid, đường Elizabeth, họ mặc trang phục mùa đông ấm áp, rực rỡ đua chen giữa các bức họa graffiti hiện diện trong mê cung “laneway” – những con hẻm nhỏ nằm lẩn khuất sau các tòa nhà mang phong cách kiến trúc Victoria. Con hẻm có những lối đi bộ tuyệt đẹp rộng vừa đủ cho 3 đến 4 người, những bức tường hai bên trưng bày các bức họa graffiti, đem đến cho người xem bữa tiệc thị giác đầy ma mị và quyến rũ. Dừng chân ở bất cứ diện tường nào trong các con hẻm, bạn đều có ngay một bức ảnh đẹp, độc, lạ, có một không hai bởi chỉ cần sang tới hôm sau, bức họa nơi bạn đứng có thể đã được thay thế bằng một bức tranh khác, trong đêm.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 6

Sau những ngày đông giá lạnh, Melbourne bắt đầu bước vào mùa xuân ấm áp.

Sau bữa trưa ngon miệng trong một nhà hàng Nhật ở quảng trường Federation, chúng tôi dạo bộ, uống cà phê, cảm nhận sự thanh bình của thành phố sau thời kỳ lookdowns kéo dài vì dịch bệnh. Những con đường bắt đầu sửa sang để đón mùa xuân, hoa anh đào nở sớm trước hiên những ngôi nhà cổ kính, những chậu cúc tím đặc trưng của vùng Nam Úc được chất đầy trên các con phố, người dân Melbourne thân thiện và ấm áp, có phần tốt tính, họ không phiền chỉ đường cho khách du lịch cũng như luôn mỉm cười khi giao tiếp.

Thành phố này cũng nổi tiếng là thánh địa của âm nhạc và nghệ thuật, tiếng nhạc có thể nổi lên ở bất cứ góc phố nào và trong các cửa hàng lưu niệm, món quà được mua nhiều nhất chính là các hộp nhạc mini được biểu diễn bằng cách quay tay thủ công, những bản nhạc nổi tiếng được thiết kế riêng cho các hộp nhạc mini, là món quà thú vị để du khách nhớ vì sao Melbourne được gọi là “Thủ đô văn hóa” của nước Úc.

3. Melbourne về đêm tĩnh lặng, hiền hòa, nơi mở cửa muộn nhất cho du khách ghé thăm là tòa tháp Eureka Skydeck 88 và sòng bài Crown Casino, một số quán bar, pub mở cửa vào cuối tuần. Một bộ phim giới thiệu các điểm du lịch của Melbourne được chiếu cho du khách xem bằng công nghệ 3D thực tế ảo cực kỳ ấn tượng, không hổ danh thủ phủ của sáng tạo nghệ thuật (nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood như phim Doctor Strange, hay Spider-man có khâu sáng tạo nghệ thuật ở Melbourne-pv).

Trên tầng cao của Eureka Skydeck 88, bộ Skydeck trang bị hơn 30 kính ngắm giúp người thăm dễ dàng xác định nhiều địa nổi tiếng của Melbourne xinh đẹp. Du khách còn được đưa ra “The Edge” – một khối thủy tinh được xây nhô ra khỏi tòa nhà khoảng 3 mét, cách mặt đất 300m.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 7

Nhà ga trung tâm nhìn từ bên này sông Yarra River.

Sau khi dùng bữa ở Victoria by farmer’s daughters - một nhà hàng nổi tiếng của Melbourne, chúng tôi đi dạo dọc bờ sông Yarra River, gió xuân mát lạnh, bình yên và thư thái. Khí hậu trong lành, không gian sống xanh, gần gũi thiên nhiên với diện tích cây xanh và mặt nước rộng lớn ở Melbourne giúp cho thành phố này không chỉ là thủ đô văn hóa, đổi mới sáng tạo của Úc mà còn nhiều lần được bình chọn là “Thành phố dễ sống nhất thế giới”. Tạp chí Utne Reader từng viết: “Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu”.

Melbourne: đến bình yên, về nhung nhớ… ảnh 8

Những ánh nắng trong trẻo và nhiệt thành trải dài trong sương sớm...

Ngày đầu ở Melbourne trôi qua dịu dàng và đầy cảm xúc, chúng tôi được tận hưởng thời tiết bốn mùa trong một ngày và có rất nhiều khung hình đẹp. Trong các khung hình ấy, Melbourne hiện lên không buồn tẻ và ẩm ướt, mà ấm áp và có chiều sâu, nhất là những tia nắng, nó trong suốt tới kỳ diệu và vị cà phê đường phố, ngọt ngào mãi trên môi. Có phải vì Melbourne sâu đến thế, nên những người bạn sống lâu năm ở Melbourne quả quyết với tôi rằng, thành phố bình yên này, sẽ khiến tôi nhung nhớ khi quay trở về...

(Xem tiếp kỳ hai: Đi tàu hơi nước trăm năm tuổi và bay lượn trên trời bằng Helicopters)

Bamboo Airways hiện đang khai thác 3 đường bay thẳng thường lệ kết nối Việt Nam và Úc bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner, giúp hành khách tiết kiệm đáng kể thời gian di chuyển so với các hành trình bay trung chuyển. Đường bay thẳng thường lệ TP HCM – Melbourne khai thác với tần suất 02 chuyến khứ hồi/tuần. Đường bay thẳng thường lệ TP HCM – Sydney khai thác với tần suất 02 chuyến khứ hồi/tuần. Đường bay thẳng Hà Nội – Melbourne khai thác với tần suất 01 chuyến khứ hồi/tuần. Đặc biệt, Bamboo Airways là hãng hàng không Việt Nam đầu tiên và duy nhất hiện nay khai thác đường bay thẳng này. Bamboo Airways cũng được biết tới là hãng hàng không có dịch vụ hàng không định hướng chất lượng 5 sao, đồng nhất từ dịch vụ mặt đất đến trên không.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.