Miss Grand Vietnam 2023: Tốn tiền tỷ cho trang phục văn hóa dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vừa qua, dàn huấn luyện viên của Miss Grand Vietnam 2023 đã tiết lộ những "góc khuất" đằng sau những thiết kế trang phục văn hóa dân tộc “cồng kềnh” tham gia phần thi National Costume.
Hậu trường buổi trình diễn các thiết kế của phần thi National Costume - Trang phục Văn hóa Dân tộc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hậu trường buổi trình diễn các thiết kế của phần thi National Costume - Trang phục Văn hóa Dân tộc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“National Costume” (phần thi Trang phục Văn hóa Dân tộc) của Miss Grand Vietnam 2023 đang là tâm điểm trong những ngày qua với những trang phục độc đáo được thực hiện trong suốt 2 tháng. Đáng chú ý, có những “góc khuất” chưa từng có tiền lệ ở phần thi này trước đó vừa được các ban tổ chức tiết lộ.

Tạo mẫu nhí đến từ vùng cao

Huấn luyện viên Nguyễn Việt Hùng cho biết đây là năm đầu anh tham gia với cương vị huấn luyện viên nên chưa có kinh nghiệm chọn đội hình, kết quả quy tụ được nhóm đều là học sinh lớp 11, 12. “Các em có nhiệt huyết, chăm chỉ, đam mê và ý tưởng dồi dào, tươi mới nhưng lại thiếu tiềm lực tài chính. Chính vì thế, tôi rất thương và mong muốn được hỗ trợ các em hết sức có thể,” Nhà thiết kế Việt Hùng cho biết.

Là người làm nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa thời trang lâu năm, Huấn luyện viên Nguyễn Việt Hùng nói thêm những chi phí anh đầu tư cho trang phục của đội đến nay đã trên 700 triệu đồng và để hoàn thiện sẽ “ngốn” gần 1 tỷ đồng. Song, nhà thiết kế không ngại chi bởi quan điểm đây không chỉ là đầu tư cho các em thí sinh mà còn là đầu tư cho chính đam mê và khát vọng lan tỏa văn hóa Việt của bản thân.

Tương tự, Huấn luyện viên Văn Thành Công cũng cho biết các nhà thiết kế khi tham gia vào phần thi “National Costume” năm nay trong đội anh đều rất trẻ và tài hoa, dù đa số không có điều kiện kinh tế. Thậm chí, một số thí sinh còn ở xa như Bạc Liêu, miền núi và có cả người dân tộc thiểu số…

Miss Grand Vietnam 2023: Tốn tiền tỷ cho trang phục văn hóa dân tộc ảnh 1

“Các nhà thiết kế trẻ khi thực hiện xong trang phục gần như không còn kinh phí hay sức lực. Tuy nhiên, khoảnh khắc trang phục xuất hiện trên sân khấu, thỏa mãn niềm đam mê, ước mơ thời trang và tôn vinh được những nét văn hóa dân tộc Việt Nam là cảm xúc thăng hoa nhất của mỗi nhà thiết kế,” Văn Thành Công chia sẻ.

Trong khi đó, đến với mùa thi năm nay, Huấn luyện viên Nguyễn Minh Công từng lo lắng sẽ không thể tìm thấy gương mặt trẻ trung, sáng tạo và những bản thiết kế hoành tráng như năm trước. Nhưng đáng ngạc nhiên là các bạn trẻ còn chưa tới đôi mươi đã làm anh bất ngờ bởi “nhiệt huyết, táo bạo trong ý tưởng và có khả năng hiện thực hóa thiết kế.”

Đặc biệt, dù có thí sinh lặn lội đến với cuộc thi ở tận những vùng núi xa xôi nhưng lại mang đến những thiết kế hoành tráng. Thậm chí, như ban tổ chức đánh giá, các thiết kế năm nay có phần rực rỡ gấp đôi gấp ba năm ngoái. Đáng nói, các em đã đưa được văn hóa bản địa lồng ghép cùng hơi thở dân gian và đương đại vào những bản thiết kế chỉn chu.

Những trang phục lan tỏa bản sắc văn hóa

Các huấn luyện viên cho biết đã hướng thí sinh đến thái độ làm việc nghiêm túc, cao cấp và tỷ mỷ; tránh những thiết kế xé, dán, chắp vá, tất cả phải được đầu tư may thêu, đính kết tinh xảo để mang lên sân khấu những thiết kế hoành tráng và cao cấp nhất.

Miss Grand Vietnam 2023: Tốn tiền tỷ cho trang phục văn hóa dân tộc ảnh 2
Những thiết kế đính kết thủ công tỉ mỉ và tinh xảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng tiết lộ tại hậu trường rằng trang phục “Cánh diều tuổi thơ” được tác giả đan móc hoàn toàn thủ công để đảm bảo lực tay đều từ đầu đến cuối. Vì thế, để chiếc áo hoàn mỹ nhất, tác giả cũng như huấn luyện viên rất áp lực về thời gian.

Trong khi đó, hai thiết kế “khổng lồ” như “Tấm Sắc Tấm” hay khó biểu diễn như “Cà Kheo” đã khiến Huấn luyện viên Văn Thành Công phải mạo hiểm bởi độ hoành tráng và khó thực hiện.

“Tuy nhiên, khán giả đã xem qua một mùa National Costume 2022 quá rực rỡ, nên tôi muốn tiếp tục mang đến những yếu tố bất ngờ, mãn nhãn và bùng nổ cho chương trình. Bỏ qua những khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi tự tin vào ‘Tâm Sắc Tấm’ và ‘Cà Kheo.’ Tôi tin rằng đây sẽ là làn gió mới và bùng nổ năm nay,” Văn Thành Công cho biết.

Miss Grand Vietnam 2023: Tốn tiền tỷ cho trang phục văn hóa dân tộc ảnh 3
Một thiết kế trang phục văn hóa dân tộc trước giờ trình diễn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Huấn luyện viên Nguyễn Minh Công và Huấn luyện viên Vũ Việt Hà dù từng chiến thắng ở mùa giải trước nhưng cả hai cho hay không đến cuộc thi năm nay với áp lực phải tiếp tục chiến thắng. Họ mong muốn tham gia để lan tỏa những bản sắc văn hóa dân tộc rộng rãi đến bạn bè quốc tế qua ngôn ngữ thời trang.

Đồng hành cùng các thí sinh hơn hai tháng qua, dàn huấn luyện viên mong muốn có thể ươm mầm và bồi đắp cho ước mơ và niềm đam mê thời trang, đồng thời góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa quê hương của các nhà thiết kế trẻ./.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.