MIT và NASA chế tạo cánh máy bay siêu linh hoạt, giúp thay đổi hướng bay

 Theo nguồn tin của trang MIT News, các nhà nghiên cứu của MIT và NASA đã phát triển loại cánh máy bay có khả năng thay đổi hình dáng và cải thiện hiệu suất bay, năng suất sản xuất và bảo trì.
Hình ảnh mô hình thiết kế loại cánh máy bay của MIT và NASA.
Hình ảnh mô hình thiết kế loại cánh máy bay của MIT và NASA.

Ở cánh máy bay thông thường, chỉ có một phần của cánh như cánh tà sau (flap) và cánh liệng (aileron) làm đổi hướng máy bay. Tuy nhiên, loại cánh máy bay thiết kế bởi các nhà nghiên cứu của MIT và NASA có thể chuyển động toàn bộ cánh.

Loại cánh này được lắp từ hàng trăm mảnh ghép nhỏ giống nhau được làm từ thành phần cứng và linh hoạt, giúp cánh máy bay nhẹ hơn và hoạt động hiệu quả hơn cánh máy bay truyền thống. Do có khả năng tùy chỉnh phụ thuộc vào đặc điểm giai đoạn bay (cất cánh, hạ cánh, lái bằng bánh trước…), loại cánh tân tiến này sẽ hoạt động tốt hơn loại cánh truyền thống do cánh máy bay thông thường không được thiết kế nhằm tối đa hóa hiệu suất trong bất giai đoạn bay nào.

Kỹ sư nghiên cứu NASA Nicholas Cramer chia sẻ với trang MIT News: "Sản phẩm của chúng tôi sẽ đạt hiệu quả nhờ điều chỉnh hình dáng tùy thuộc vào tải trọng máy bay tại các góc tấn (angle of attack) khác nhau".

Bộ phận cánh máy bay sẽ được lắp đặt theo cấu trúc mạng giúp tạo nhiều khoảng không gian và được che bởi một lớp vật liệu polyme mỏng. Khi kết hợp với nhau, vật liệu và cấu trúc cánh máy bay giúp cánh chắc chắn như chất liệu polyme mô phỏng cao su (nhưng mật độ thấp hơn) và nhẹ như Aerogel - loại vật liệu rắn nhẹ nhất trên thế giới.

Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học MIT tiết lộ trên trang MIT News: "Loại cánh máy bay mới này hoạt động tốt hơn so với kỳ vọng khi chúng tôi thử nghiệm sản phẩm ở đường hầm gió tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA tại bang Virginia".

Theo khoahoc,tv
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.