‘Mồ hôi máu', căn bệnh lạ thách thức y học hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
Đổ “mồ hôi máu” là thuật ngữ được đề cập nhiều trong thời gian gần đây. Nghe qua có vẻ như viễn tưởng nhưng lại hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Y học thế giới hiện đang thúc thủ trước nguyên nhân lẫn cách chữa trị căn bệnh dị thường này.
mồ hôi máu, y học, triệu chứng bất thường, căn bệnh
mồ hôi máu, y học, triệu chứng bất thường, căn bệnh

Những trường hợp đặc hữu

Năm 2017, một phụ nữ 21 tuổi người Ý nhập viện, bởi một triệu chứng bất bình thường: lòng bàn tay và mặt tự chảy máu. Mỗi đợt ra mồ hôi máu kéo dài chừng 5 phút và tái phát bất thường. Bệnh nhân đã tự chữa suốt 3 năm, trước khi tìm đến sự can thiệp y tế vì ý thức được căn bệnh của bản thân. Và từ đây, nữ bệnh nhân bắt đầu phát triển các dạng bệnh khác như trầm cảm và rối loạn hoảng sợ.

Ban đầu, các bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân mắc phải hội chứng munchausen, chứng bệnh tâm thần. Với triệu chứng giả vờ ốm đau để được chăm sóc, tự làm cho mình mắc những triệu chứng kinh khủng, bằng cách tự tạo thương tích hoặc tiêm chất độc vào cơ thể để thường xuyên đến bệnh viện chữa trị. Điều họ muốn chủ yếu là tìm kiếm sự chú ý, cảm thông của mọi người. Hội chứng Munchausen không phải là hi hữu, thực tế gây thiệt hại cho nước Mỹ khoảng 40 triệu USD/năm.

Các bác sỹ đã tận mắt chứng kiến hiện tượng “chảy dịch có máu” từ trán và mặt của người phụ nữ này. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chẩn đoán mắc hematohidrosis. Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn còn bí ẩn, nhưng nó thường xảy ra ở những bệnh nhân thường xuyên căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất.

Các mao mạch nhỏ cung cấp máu cho các tuyến mồ hôi được cho là vỡ, rò rỉ. Sau đó, máu sẽ đi vào các tuyến mồ hôi, trộn lẫn với mồ hôi và rỉ ra bề mặt da. Hiện tượng này có thể có từ thời Chúa Jesus. Kinh Thánh có nói đến việc Chúa Jesus đổ “mồ hôi máu” khi cầu nguyện trước lúc bị đóng đinh ở Jerusalem. Họa sỹ Leonardo Da Vinci cũng đã có một trang viết về những người lính đổ “mồ hôi máu” trước khi ra chiến trường.

Trường hợp thứ hai, được tờ Daily Mail của Anh cập nhật, mắc phải hội chứng đổ mồ hôi máu. Đó là một bé gái 3 tuổi Ahana Afzal, ở Hyderabad, bang Telangana, Ấn Độ, thường xuyên bị chảy máu ở mắt, miệng và tai. Theo chị Nazima Begum, 28 tuổi, mẹ của Ahana con gái chị cứ liên tục hỏi sao bị chảy máu trong tai...

Theo gia đình, Ahana đã bắt đầu bị bệnh từ khi mới lên 1 tuổi sau một trận viêm phổi. Khi đó các bác sĩ cho biết, gia đình đừng nên quá lo lắng vì xuất huyết có thể là do sốt cao. Tuy nhiên, sau đó bé Ahana Afzal chảy máu ngày càng nhiều trên khắp cơ thể khiến gia đình quyết định đưa đi khám.

Mọi thứ như thể “sụp đổ dưới chân” bố mẹ bé khi bác sĩ cho biết Ahana mắc chứng bệnh cực kỳ hiếm gặp. Theo bác sỹ nhi khoa Sirisha Rani, ở bệnh viện Rainbow Children Medicare, nơi bé Ahana từng điều trị, thì Ahana bị bệnh đổ “mồ hôi máu”, căn bệnh hiếm gặp. Hiện y học hiện đại cũng chưa thấu hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, nên không chữa được.

Theo tạp chí y học trực tuyến Anh Health Medicine Network, một trường hợp khác, bé gái Phakamad Shangchai, 7 tuổi, ở Nongkhai, Thái Lan, bị chảy máu từ mắt, mũi, tai và da mỗi khi đau đầu. Phakamad cũng được chẩn đoán mắc chứng “mồ hôi máu”. Dù được điều trị tại một bệnh viện địa phương, tình trạng của Phakamad vẫn không thuyên chuyển, khiến gia đình bất lực.

“Cháu không muốn nổi tiếng, chỉ mong được chữa khỏi càng sớm càng tốt”, Phakamad chia sẻ. Theo chị Khantain, mẹ của Phakamad, dù chảy máu, cháu vẫn không hề thấy đau và vẫn khỏe mạnh. Cho đến nay, chưa có nhiều thông tin mở rộng thêm về nguyên nhân của chứng bệnh kỳ lạ này, thậm chí có người còn không tin đây là bệnh thật.

Bệnh “mồ hôi máu” ở Việt Nam

Tại Việt Nam, một nam thanh niên 24 tuổi là người Việt Nam đầu tiên mắc căn bệnh này và đã được chữa khỏi. Đến khám bệnh, nam thanh niên cho hay đang gặp tình trạng lạ, mỗi khi lao động nặng, mồ hôi tiết ra kèm theo màu đỏ. Bằng chứng, khi mặc áo trắng, đi dép trắng, nơi tiếp xúc với da đều có màu đỏ nhạt, đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh.

GS.TS. Trần Hậu Khang- Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên giám đốc BV Da liễu Trung ương, người trực tiếp phát hiện, điều trị cho trường hợp này cho hay, nam bệnh nhân đến gặp ông xin tư vấn vào tháng 5/2017, theo giới thiệu của một vị Giáo sư trường Đại học Y Hà Nội. Qua 3 năm điều trị, bệnh nhân đã khỏi bệnh. Cũng theo GS Khang , ông liên tưởng ngay đến hiện tượng “mồ hôi máu”.

Bệnh nhân được chỉ định thực hiện 2 xét nghiệm để tìm các thành phần của hồng cầu trong mồ hôi và sinh thiết da để xem hình ảnh giải phẫu bệnh lý. Sau một tuần, 2 xét nghiệm này đều cho kết quả dương tính. Chẩn đoán khẳng định bệnh nhân gặp hiện tượng “mồ hôi máu” và đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam.

Các nhà khoa học nhận định, “mồ hôi máu” thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ. Để điều trị, bác sĩ chủ yếu sử dụng thuốc an thần, đồng thời giảm căng thẳng, mất ngủ cho bệnh nhân, tư vấn để giải tỏa rối loạn tâm lý, tránh căng thẳng.

Bệnh nhân được yêu cầu không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, tập thói quen sống lành mạnh và cố gắng kiềm chế cảm xúc, tránh xích mích, bất hòa với các mối quan hệ xã hội. Sau một tháng điều trị, bệnh nhân giảm dần các triệu chứng và khỏi hẳn. Được biết, trong năm đầu tiên, chứng “mồ hôi máu” tái lại 3 lần. Đến nay, sau 3 năm, bệnh nhân cơ bản đã khỏi hoàn toàn.

Góc nhìn của y học

Hiện tượng trên có thể liên quan đến chứng bệnh thừa sắt mô (haemochromatosis). Đây là một rối loạn do tích tụ sắc tố máu (hemosiderin) trong các tế bào nhu mô, gây tổn thương mô và làm rối loạn các chức năng của gan, tim, tuyến tụy, tuyến yên. Các dấu hiệu lâm sàng khác là da sạm màu đồng điếu, bệnh khớp, tiểu đường, xơ gan, gan và lách mở rộng (hepatosplenomegaly), thiểu năng nội tiết hướng sinh dục (hypogonadism) và rụng tóc. Bệnh có thể thuyên giảm ở phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.

Triệu chứng của hematidrosis thường xảy ra trên da cơ thể, thường là khuôn mặt, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác. Chảy máu dưới dạng kèm mồ hôi hoặc có màu vàng, xanh lam, xanh lá cây hoặc đen. Đôi khi máu thường tự ngừng và nó không nghiêm trọng, khiến cơ thể mất nước và phát sinh âu lo.

Giới y khoa chưa xác tín rõ nguyên nhân gây ra chứng hematidrosis, một phần vì nó rất hiếm gặp. Có thể liên quan đến phản ứng “ứng chiến hay bỏ chạy” của cơ thể; các mạch máu trên da bị vỡ, máu đẩy ra ngoài qua các tuyến mồ hôi hoặc có thể có những túi nhỏ bất thường trong cấu trúc da của người nhân. Những thứ này có thể thu thập máu và rò rỉ qua các nang hoặc trên bề mặt da.

Rất có thể đây là một triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc rối loạn chảy máu. Hiện tượng này cũng xảy ra với phụ nữ khi họ đang có kinh.

Về chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng cụ thể, như thời gian và tần suất xảy ra. Thăm khám chung về sức khỏe, tiền sử sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cũng như các vấn đề đang xảy ra; cho làm các xét nghiệm để kiểm tra máu, gan, thận, chụp CT hoặc siêu âm, tùy thuộc vào vị trí chảy máu...

Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ yếu tố gây chứng tụ máu, bệnh nhân sẽ được điều trị vấn đề cơ bản. Dùng thuốc chẹn beta (beta blocker) hoặc vitamin C để giảm huyết áp. Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc giúp đông máu hoặc cầm máu. Liệu pháp để kiềm chế các cơn liên quan đến căng thẳng cảm xúc cao.

Theo SK&ĐS
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.