Mobile Money giao dịch tiền lẻ sẽ dễ dàng hơn?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Dự kiến trong quý II-2021, các nhà mạng sẽ chính thức cung cấp dịch vụ Mobile Money ra thị trường. Việc triển khai tiền di động sẽ kích hoạt thời kì thanh toán không tiền mặt trên cả nước, hhứa hẹn sẽ được thực hiện rộng rãi cả thành thị và nông thôn.
Mobile Money giao dịch tiền lẻ sẽ dễ dàng hơn?

Hiện tất cả các nhà mạng đã sẵn sàng tham gia thí điểm dịch vụ này. Đại diện VNPT cho biết, hiện nhà mạng đã sẵn sàng về hạ tầng để triển khai dịch vụ Mobile Monay. Về quy trình thủ tục, sau khi Thủ tướng chính thức phê duyệt Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), nhà mạng sẽ phải chuẩn bị hồ sơ xin thử nghiệm dịch vụ Mobile Money để gửi Ngân hàng Nhà nước. Sau đó Ngân hàng Nhà nước xem xét, lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, rồi mới có quyết định đồng ý cấp phép thử nghiệm cho nhà mạng. Lúc đó doanh nghiệp viễn thông mới bắt đầu được triển khai dịch vụ.

“Về hồ sơ thí điểm dịch vụ Mobile Money, nhà mạng sẽ lập toàn bộ các phương án về kỹ thuật, phương án quản lý, các quy trình nghiệp vụ,… căn cứ vào các quy định trong văn bản của Thủ tướng; đồng thời đối chiếu vào những quy định, như trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông để đưa các các nội dung phù hợp”, đại diện VNPT cho biết.

Còn đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết, vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đây là điều kiện để nhà mạng tham gia thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money.

Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán của MobiFone được Ngân hàng Nhà nước cấp phép bao gồm: địch vụ cổng thanh toán điện tử; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ ví điện tử. Hiện MobiFone cũng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ (gồm phương án kỹ thuật, bảo mật…) để gửi Ngân hàng Nhà nước triển khai dịch vụ Mobil Money.

Trước MobiFone, đã có hai nhà mạng khác là VinaPhone (VNPT) và Viettel được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Việc có giấy phép trung gian thanh toán là điều kiện cần để 3 nhà mạng sớm triển khai dịch vụ Mobile Money.

Còn theo đại diện Tập đoàn Viettel, đơn vị đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng Viettel. Viettel đặt mục tiêu ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ số và tiền di động. Khách hàng có thể sử dụng tiền di động để giao dịch tài chính dễ dàng bằng cả thiết bị thông minh hoặc điện thoại 2G, dù không có tài khoản ngân hàng.

Theo quy định, doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung ứng dịch vụ Mobile Money được sử dụng để nạp tiền mặt vào tài khoản Mobile Money tại các điểm kinh doanh, nạp tiền vào tài khoản Mobile Money từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc ví điện tử của khách hàng. Người dân được thanh toán khi giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile Money. Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa các tài khoản Mobile Money của khách hàng với tài khoản thanh toán ngân hàng hoặc ví điện tử do doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung cấp.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện Việt Nam có 89 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, vẫn có hơn 30% khách hàng chưa có tài khoản, là những khách hàng khó mở rộng, tiếp cận nhất. Đây cũng là đối tượng rất cần tới tài chính toàn diện. Việc áp dụng Tiền di động vẫn có nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại, thời gian đầu sẽ khó “phủ sóng” khu vực nông thôn khi mà thói quen dùng thẻ ATM của người dân nông thôn vẫn chưa phổ biến. Ai cũng biết mặt tích cực của Mobile Money, nhưng chắc chắn phải cần một thời gian nhất định để người dân thay đổi dần thói quen, lúc đó, việc chuyển tiền, thanh toán tiền hay giao dịch tiền lẻ mới thực sự đi vào đời sống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.