Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ cai nghiện thuốc lá thực tế rất thấp, với khoảng 8% người hút thuốc lá có thể cai nghiện được thành công(trong khi đó tỷ lệ cai nghiện cocain là 45%), nhưng trong đó lại có đến 90-95% người tái nghiện. Người nghiện thuốc lá không chỉ nghiện nicotin, mà họ còn nghiện hành vi cầm, đốt, và rít thuốc. Nhu cầu vẫn còn nên nếu cấm bán, sản xuất thuốc lá từ các công ty hợp pháp thì chỉ là cơ hội cho các nguồn hàng buôn lậu, bất hợp pháp với giá thành sản phẩm rẻ mạt và tồn tại nhiều rủi ro, nguy cơ cho sức khỏe.
Do đó để kiểm soát tác hại thuốc lá, một số tổ chức y tế uy tín trên thế giới gồm WHO và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra các hướng dẫn quy định quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá, đưa ra khuyến cáo về tác hại của các loại thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hướng dẫn quy định ngăn ngừa khả năng tiếp cận sớm của giới trẻ với thuốc lá.
Tại Việt Nam Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội thông qua từ 2012, đến nay đã góp phần quan trọng trong việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát các nguồn cung thuốc lá. Tuy nhiên, với sự nổi lên các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trong những năm gần đây, thì rõ ràng luật vẫn chưa được cập nhật và hoàn thiện kịp thời. Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hành lang pháp lý phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, điển hình là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Hiện tại, thuốc lá thế hệ mới chưa được phép thương mai chính thức tại Việt Nam.
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 đã định nghĩa: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Thiết nghĩ, khung hành lang pháp lý phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá nói chung và thuốc lá thế hệ mới nói riêng không chỉ là tuân theo Công ước khung FCTC của WHO mà còn là sự phù hợp với định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam.
Mối nguy hại từ thuốc lá vẫn hiện diện trên toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, đến năm 2025 sẽ vẫn còn 1,1 tỷ người hút thuốc lá điếu trên toàn cầu. Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tim mạch, hô hấp (COPD) và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản… Số người qua đời vì các bệnh liên quan tới khói thuốc mỗi năm tại Việt Nam lớn hơn gấp 3 lần so với số người nhiễm HIV và tai nạn giao thông. Tác hại là vậy, nhưng vì sao thuốc lá vẫn luôn hiện diện trên toàn cầu qua hơn một thế kỷ?
Tỷ lệ cai nghiện thuốc lá vẫn còn rất thấp |