Mưa bão qua đi, di sản còn gì?

[Ngày Nay] - Dải đất miền Trung mỗi năm lại đón một mùa bão lũ, các di tích nhà rường, nhà cổ, thành quách lăng miếu ở Quần thể di tích kiến trúc Huế (Thừa Thiên - Huế) và khu phố cổ Hội An (Quảng Nam) năm nào cũng chìm trong nước. Cứ mỗi lần bão ập xuống là mọi nỗ lực trùng tu bảo tồn các hiện vật di sản dường như rơi vào nguy cơ “đổ xuống sông xuống biển”.

Nước chảy đá mòn

Những ngày qua, lượng mưa trong các đợt lũ đầu tháng 10/2020 tại Thừa Thiên Huế rất lớn và kéo dài quá nhiều ngày khiến tình trạng ngập lụt trên diện rộng. Tại khu di sản Huế, nhiều điểm di tích đã bị nước lũ tràn vào và ngập sâu, như: di tích Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ… Các cổng vào khu Hoàng cung Huế nước dâng ngập cả 1m. Ngoài ra, nhiều di tích khác dọc sông Hương cũng bị nước lũ tràn gây ngập nặng các đường đi, vùng đệm như lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị…

Ở tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài cùng thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ khiến  nhiều nơi ở phố cổ Hội An nước lũ dâng lên. Cả khu phố cổ mênh mông nước, người dân phải hò nhau di chuyển, kê đồ đạc lên nơi cao hơn, chỉ có những ngôi nhà cổ là không thể di chuyển, đứng “chôn chân” trong nước.

Trước đó, cuối năm 2017, trận lũ lớn cũng khiến di sản ở Huế “chao đảo”. Do nước sông Hương dâng cao nên điện Hòn Chén (thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế) đã bị chia cắt hoàn toàn, đường vào lăng Thiệu Trị bị ngập sâu và nước trên sông Hương cũng đã vào đến nền của Nghinh Lương Đình. Những bức tường thành cổ rêu phong của kinh thành Huế bị lốc cuốn nghiêng, chân thành bị ngâm nước lún sụt.

Các lăng ven sông Hương bị ngập nước và bùn đất. Những công trình kiến trúc tráng lệ bằng gỗ sơn son thếp vàng có tuổi cả trăm năm luôn bị thử thách bởi mưa bão thường niên. Cũng tình trạng đó, chính quyền Hội An đã từng không dưới 2 lần lên tiếng kêu cứu về các công trình nhà cổ hàng trăm tuổi đã hóa ọp ẹp dưới gió bão dữ dằn và nước lụt thâm canh. Nhưng rồi, mỗi lần tiếng nhạc báo bão vang lên, cả hệ thống chính trị địa phương và mọi người dân lại hối hả tất bật lo chống đỡ, từ nhà cổ vẹo xiêu đến bờ kè sông sạt lở.

Ngoài di sản ở Huế và Quảng Nam, Việt Nam hiện có gần 4 vạn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp trên cả nước. Hệ thống di sản văn hóa có giá trị là nguồn tài nguyên của đất nước. Thế nhưng, không ít trong số đó đang kêu cứu bởi thiên tai, thời tiết, nhất là khu vực miền Trung. Chịu tác động của thiên nhiên khắc nghiệt: nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên, tình trạng biến đổi khí hậu, bão kèm theo gió mạnh, lốc xoáy hàng năm nên các kiến trúc cổ đứng trước nguy cơ bị “xói mòn” bởi sự tàn phá của tự nhiên.

Thiếu các hoạt động mang tính phòng ngừa thiên tai

Theo ông Michael Croft, trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, sự tàn khốc của thiên nhiên là vô cùng dữ dội. Con người không thể kiểm soát hoặc dự đoán tất cả những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Lũ miền Trung là một lời cảnh báo rằng biến đổi khí hậu không chỉ là lý thuyết hay một điều gì đó trừu tượng mà đang hiện hữu ngày càng rõ hơn.

Mưa bão qua đi, di sản còn gì? ảnh 1

Hội An những ngày lũ lụt.

Nói về sự tàn phá dữ dội của thiên tai với những di sản văn hóa tại những khu vực bị bão lũ miền Trung vừa qua, ông Michael Croft cho biết, văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã liên hệ với chính quyền địa phương để làm việc liên quan đến những di sản văn hóa ở Hội An và Huế. “Nhờ có sự phản ứng nhanh từ rất sớm và nhanh chóng của chính quyền địa phương trong việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai nên thiệt hại đã được hạn chế hết mức có thể” – ông nói.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng khẳng định, trung tâm đã thực hiện các biện pháp che chắn và có phương án bảo vệ các công trình di tích đang trùng tu cũng như các điểm di tích một cách chi tiết nên công trình bị ảnh hưởng không đáng kể.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, việc ngâm nước lũ lâu sẽ khiến cho tuổi thọ của công trình lâu năm bị suy giảm. Dù hàng năm, công tác kiểm tra chống mối mọt, phương án gia cố, chống đỡ đối với các khu vực cần tu bổ, trùng tu tại các di sản vẫn được tiến hành đều đặn.

Trên thế giới, rất nhiều di sản đã phải đối mặt với nguy cơ bị nguy hiểm rình rập vì thiên tai lũ lụt, đơn cử như thành phố nổi Venice hứng trận lụt kỷ lục hồi tháng 11/2019 đã rơi vào tình trạng báo động khẩn cấp. Ở đất nước Trung Quốc, trong trận lụt gần đây cũng khiến Chá Cao – một thị trấn cổ hơn 3.000 năm lịch sử, cách trung tâm thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy khoảng 20 km về phía Tây Bắc chìm trong nước. Nhiều năm trước, UNESCO đã liệt kê các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các Di sản thế giới ở khu vực Địa Trung Hải và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Di sản  vốn được coi là loại tài sản không thể tái sinh, không thể thay thế và có thể khai thác nhiều lần, qua nhiều thế hệ kế tiếp. Nhưng càng ngày, thiên tai do biến đổi khí hậu càng ảnh hưởng lớn đến các di sản. Tại Việt Nam, thực tế các hoạt động mang tính phòng ngừa tác động của sự biến đổi khí hậu đối với di sản vẫn chưa rõ ràng, vẫn chỉ dừng lại ở các hoạt động tu bổ theo kiểu “nước rút đến đâu chống đỡ đến đấy”.

Trong một cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Thế Hùng - Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã đưa quan điểm, để “cứu” di sản Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban Di sản thế giới như: Lựa chọn hệ thống pháp lý đáp ứng việc thay đổi khí hậu; Nghiên cứu đáp lại trước sự tăng nhanh của các yếu tố gây nguy hiểm như: hỏa hoạn, khô hạn, lũ lụt nhằm hỗ trợ cho các kế hoạch quản lý tài sản; nghiên cứu kinh tế - xã hội, như phân tích quan hệ vốn lãi, định giá sự mất mát về kinh tế do sự thay đổi khí hậu và định giá ngẫu nhiên, cũng như những nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu đối với xã hội, đặc biệt đối với truyền thống hoặc cảnh quan văn hóa, nơi lối sống đóng góp cho giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.