Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỹ đã cấm nhập khẩu hàng hoá từ hai công ty Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/10. Đây là động thái mới nhất của Mỹ nhằm loại bỏ các hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng của quốc gia này.
Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc

Hai công ty tham gia nằm trong danh sách các thực thể thuộc Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) của Bộ An ninh Nội địa Mỹ là Baowu Group Xinjiang Bayi Iron and Steel, một công ty con của tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới, và Changzhou Guanghui Food Ingredients, một nhà sản xuất phụ gia thực phẩm.

Đây là lần đầu tiên các công ty thép và chất tạo ngọt aspartame bị cấm, trước đó danh sách này chỉ bao gồm các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp, may mặc, pin, hoá chất, các thiết bị điện tử, thiết bị đồ gia dụng, nhựa và polysilicon. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số công ty Trung Quốc nằm trong danh sách cấm của UFLPA đã tăng lên tới 75.

“Không có lĩnh vực nào nằm ngoài phạm vi, hoàn toàn không có ngoại lệ”, ông Robert Silvers, Thứ trưởng phụ trách chính sách của Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục xác định các công ty, tập đoàn trên nhiều ngành công nghiệp và áp dụng lệnh cấm đối với những thực thể tìm cách trục lợi từ việc bóc lột và lạm dụng lao động, buộc họ phải chịu trách nhiệm”.

UFLPA, được ký thành luật vào năm 2021, nhằm loại bỏ hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức tại khu tự trị Tân Cương khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ. Các công ty bị cáo buộc có thể phản đối quyết định này bằng cách cung cấp bằng chứng "xác đáng và thuyết phục" cho các cơ quan hải quan rằng sản phẩm của họ không liên quan đến lao động cưỡng bức.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ phía Mỹ về tình trạng lao động cưỡng bức tại khu vực Tân Cương. Giới chức nước này nhấn mạnh các chương trình việc làm tại khu vực này là các chương trình hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Kể từ khi UFLPA có hiệu lực vào năm 2022, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã kiểm tra 9.791 lô hàng với tổng trị giá 3,56 tỷ USD, từ chối nhập khẩu 3.976 trong số đó.

Theo SCMP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).