Mỹ và Israel rời UNESCO

[Ngày Nay] - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục con đường theo đuổi chủ nghĩa “Nước Mỹ trên hết” khi rút khỏi UNESCO vào ngày cuối cùng của năm 2018 vừa qua.
Mỹ và Israel rời UNESCO

Mỹ đã chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vào ngày 31/12/2018, theo quyết định được Bộ Ngoại giao nước này công bố hồi tháng 10/2017. Sau khi rút khỏi UNESCO,  Washington sẽ tiếp tục bảo lưu tư cách quan sát viên tại tổ chức này nhưng sẽ không còn đóng góp tài chính hay được bầu vào cơ quan trọng yếu là Ủy ban Di sản Thế giới. Lý do mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra khi công bố quyết định rút khỏi UNESCO hơn 1 năm trước đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hóa lớn nhất thế giới này có quan điểm và chính sách mà Mỹ cho là “chống Israel”.

Washington cũng đồng thời cáo buộc, UNESCO bị “chính trị hóa”, trong khi quyết định rút khỏi UNESCO được giới phân tích nhận định rằng “hoàn toàn là quyết định chính trị và phục vụ lợi ích chính trị của Mỹ”.

Cùng với Mỹ, Israel đã chính thức rời UNESCO. Hai nước này cáo buộc UNESCO có biểu hiện thiên vị nhằm chống lại Israel khi tổ chức này chỉ trích Tel Aviv vì chiếm đóng Đông Jerusalem. UNESCO công nhận các khu vực của người Do Thái cổ là di sản của Palestine và trao quyền thành viên đầy đủ cho nước này vào năm 2011. Động thái trên khiến Mỹ và Israel quyết định ngừng đóng các khoản phí cho UNESCO, dẫn tới ngân sách của tổ chức sụt giảm. Khoản phí mà Mỹ chưa trả đã lên tới 600 triệu USD, trong khi Israel nợ khoảng 10 triệu USD.

Là tổ chức có vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ các di sản toàn cầu kể từ khi ra đời năm 1946 trong bối cảnh nhiều di sản văn hóa quý giá bị chiến tranh thế giới lần thứ hai tàn phá nặng nề, UNESCO rất quan tâm tới các di sản văn hóa, kiến trúc tại khu vực Trung Đông bị phá hủy, xâm hại nghiêm trọng do xung đột. Vì thế, việc UNESCO chú trọng bảo vệ, khôi phục, bảo tồn các di sản văn hóa ở Trung Đông, trong đó có di sản tại Palestine hay trên các vùng đất Palestine bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh năm 1967, là đương nhiên và hoàn toàn không phải “bị chính trị hóa”.

UNESCO hiện đang có những dự án bảo tồn lớn các di sản văn hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xung đột tại Trung Đông, trong đó có kế hoạch tái thiết khu chợ, thư viện trung tâm, hai nhà thờ và một thánh đường tại Mosul của Iraq. Trong đó, dự án lớn nhất được Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) tài trợ 50 triệu USD nhằm khôi phục đền thờ Hồi giáo al-Nuri và tòa tháp nổi tiếng Hadba của đền thờ này bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phá hủy vào tháng 6/2017.  

Việc Mỹ rút khỏi UNESCO vào ngày cuối cùng của năm 2018 không phải là lần đầu tiên. Năm 1984, Mỹ cũng từng rút khỏi UNESCO với cáo buộc tổ chức này “lãng phí và có lập trường phản đối Mỹ” và phải 19 năm sau Mỹ mới trở lại UNESCO vào năm 2003. Như vậy, có thể thấy việc “đi hay ở” UNESCO là tính toán dựa trên quan điểm chính trị và phục vụ lợi ích của Washington. Điều này càng rõ hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo mà từ khi tranh cử cho đến khi chính thức nắm quyền tại Nhà Trắng hồi tháng 1/2017 luôn giữ quan điểm và hành động với mục đích “Nước Mỹ trên hết”. 

Các quan chức UNESCO cho biết một số lý do mà Washington đưa ra để rút khỏi tổ chức hiện không còn tồn tại. Một đại diện của tổ chức này cũng lưu ý thêm rằng toàn bộ 12 văn bản về Trung Đông mà UNESCO thông qua được Israel và các nước Arab khác đồng thuận.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.