Nâng cao giáo dục Ai Cập với Phòng thu nội dung giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào ngày 1/4 vừa qua, lễ khai trương Educational Content Studio (tạm dịch: Phòng thu Nội dung Giáo dục) đã diễn ra thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục tại Ai Cập. Studio được thành lập bởi Huawei hợp tác với Bộ Giáo dục Ai Cập và UNESCO, hứa hẹn hỗ trợ giáo viên và học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy, học tập tiên tiến.
Nâng cao giáo dục Ai Cập với Phòng thu nội dung giáo dục. Ảnh: UNESCO
Nâng cao giáo dục Ai Cập với Phòng thu nội dung giáo dục. Ảnh: UNESCO

Sự kiện được tổ chức tại Học viện giáo viên chuyên nghiệp với sự chủ trì của tiến sĩ Reda Hegazy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Giáo dục kỹ thuật. Buổi lễ đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án "Hệ thống trường học hỗ trợ công nghệ cho tất cả mọi người". Studio được kỳ vọng sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp và phát triển tài liệu học tập chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh trong thời đại công nghệ số.

Tại lễ khai mạc, tiến sĩ Zainab Khalifa, Giám đốc Học viện giáo viên chuyên nghiệp nhấn mạnh những nỗ lực đáng kể của Học viện trong bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên, góp phần vào sự thành công của dự án. Đồng thời, bà khẳng định sự hợp tác với UNESCO và Huawei giúp tăng cường vai trò của Học viện trong khu vực thông qua hợp tác quốc tế.

Nâng cao giáo dục Ai Cập với Phòng thu nội dung giáo dục ảnh 1
Studio được kỳ vọng sẽ cung cấp và phát triển tài liệu học tập chất lượng cao. Ảnh: UNESCO

Dự án hướng đến thiết kế, thử nghiệm và mở rộng hệ thống trường học mở, kết nối trường học và giáo dục tại nhà, đảm bảo tính liên tục và chất lượng học tập. Mục tiêu của dự án là nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn cho giáo viên, giúp họ đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng thay đổi. Một trong những nỗ lực quan trọng nhất là chuyển đổi chương trình thăng tiến dành cho giáo viên sang hình thức kỹ thuật số.

Chương trình kỹ thuật số được cung cấp thông qua nền tảng Học viện và bao gồm các chương trình việc làm giám sát. Nhờ đó, giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận tài liệu học tập và hoàn thành yêu cầu thăng tiến hiệu quả.

Tiến sĩ Nuria Sanz, cán bộ phụ trách Văn phòng UNESCO tại Cairo khuyến khích các trường học và giáo viên sử dụng dịch vụ của Phòng thu nội dung giáo dục, ủng hộ việc nghiên cứu để tích hợp công nghệ hiệu quả. Bà cũng lưu ý đến những mặt tiêu cực của công nghệ và kêu gọi sử dụng một cách có trách nhiệm.

UNESCO đang thực hiện chiến lược tích hợp công nghệ vào giáo dục thông qua ba cách tiếp cận: thiết lập khuôn khổ pháp lý mang tính đổi mới; nâng cao năng lực cho giáo viên và người học; thu thập dữ liệu và nghiên cứu về công nghệ giáo dục.

Nâng cao giáo dục Ai Cập với Phòng thu nội dung giáo dục ảnh 2

UNESCO đang thực hiện chiến lược tích hợp công nghệ vào giáo dục. Ảnh: UNESCO

Ông MaBen, Giám đốc Phòng quan hệ công chúng và truyền thông tại Huawei Ai Cập chia sẻ Huawei luôn nỗ lực số hóa quy trình giáo dục bằng cách kết hợp học tập trực tuyến với các phương pháp tương tác truyền thống. Mục tiêu của Huawei là số hóa và nâng cao giáo dục, mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Nỗ lực này góp phần cải thiện tổng thể quy trình giáo dục, phù hợp với kế hoạch Tầm nhìn 2030 của Ai Cập về phát triển giáo dục bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục hiệu quả và chất lượng cao.

Chương trình kỹ thuật số này được cung cấp thông qua nền tảng học viện và bao gồm các chương trình việc làm giám sát. Nhờ đó, giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận các tài liệu học tập và hoàn thành các yêu cầu thăng tiến một cách hiệu quả.

Theo UNESCO
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.