UNESCO hành động vì giáo dục hòa nhập và công bằng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước thềm cuộc họp thường niên lần thứ tư diễn ra vào ngày 25/3/2024 tại Trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp), Liên minh Giáo dục Toàn cầu đã công bố báo cáo mới, nêu bật những nỗ lực của các đối tác trên toàn thế giới nhằm đảm bảo giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
UNESCO hành động vì giáo dục hòa nhập và công bằng. Ảnh: AlivePhoto/Shutterstock.com
UNESCO hành động vì giáo dục hòa nhập và công bằng. Ảnh: AlivePhoto/Shutterstock.com

Liên minh Giáo dục Toàn cầu là một nền tảng độc đáo với các phương pháp hợp tác giáo dục linh hoạt, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 (SDG 4) về giáo dục.

Năm nay đánh dấu năm thứ năm hoạt động của Liên minh Giáo dục Toàn cầu, với sự tham gia của 222 đối tác đang nỗ lực chung tay tại 112 quốc gia. Hội nghị là nơi để các bên tái khẳng định cam kết với các dự án hợp tác chung, góp phần thực hiện mục tiêu của liên minh. Các dự án hợp tác sẽ được thảo luận và điều chỉnh để phù hợp với các chủ đề và mục tiêu được đề ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Giáo dục Chuyển đổi diễn ra vào tháng 9/2023. Chương trình tập trung đánh giá tiến độ thực hiện, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Vượt qua rào cản cơ sở hạ tầng và năng lực

Hệ thống giáo dục toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề cơ sở hạ tầng và năng lực giáo viên đóng vai trò quan trọng. Theo thống kê, 1/4 trường Tiểu học trên thế giới không có điện và chỉ 40% được kết nối Internet. Bên cạnh đó, báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2022 cho thấy chỉ 45% giáo viên Trung học cơ sở cảm thấy tự tin sử dụng công nghệ trong giảng dạy, dù đã được đào tạo.

Khoảng cách công nghệ thông tin là vấn đề cấp bách, nhưng đó không phải là thách thức duy nhất mà thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 phải đối mặt. Theo báo cáo, hơn 1/5 (khoảng 23,5%) thanh niên trong nhóm tuổi này không được học hành, có việc làm hoặc đào tạo. Điều này có nghĩa là họ không có cơ hội phát triển kỹ năng cần thiết để có được một công việc tốt và tự lập về tài chính.

UNESCO hành động vì giáo dục hòa nhập và công bằng ảnh 1

Nhiều thanh thiếu niên không được tiếp cận công nghệ thông tin. Ảnh: abugrafie/shutterstock.com

Phụ nữ cũng chịu nhiều bất lợi trong lĩnh vực giáo dục và xã hội. Bất chấp những tiến bộ đạt được, phụ nữ vẫn chiếm gần 2/3 trong 763 triệu người trưởng thành không có kỹ năng đọc viết cơ bản. Thiếu kỹ năng khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và tham gia vào đời sống xã hội.

Ngoài ra, các bé gái còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác khi không được đến trường. Trẻ em gái có khả năng mang thai sớm và mang thai ngoài ý muốn cao hơn, đồng thời có nguy cơ tảo hôn và cưỡng ép, cũng như bạo lực.

Thành tựu đã đạt được

Kể từ khi thành lập, Liên minh Giáo dục Toàn cầu đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc hỗ trợ thanh niên, giáo viên và trẻ em gái, phụ nữ trên toàn cầu. Hơn 858.000 thanh niên được hỗ trợ phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc. Khoảng 794.000 giáo viên được đào tạo và nâng cao năng lực giảng dạy. Ít nhất 2.450.000 trẻ em gái và phụ nữ khó khăn được tiếp cận với giáo dục và các cơ hội phát triển.

Hơn một triệu học sinh hiện nay có thể tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ học tập thông qua hợp tác giữa các đối tác khu vực tư nhân và mạng lưới giáo viên, nhà giáo dục tình nguyện. Sáng kiến này mang đến cho học sinh các nguồn lực cần thiết để phát triển các kỹ năng nền tảng và hỗ trợ những môn học mà các em gặp khó khăn ở trường.

Báo cáo của Liên minh Giáo dục Toàn cầu là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ cho tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực giáo dục. Bằng cách chung tay góp sức, chúng ta có thể tạo ra thế giới nơi tất cả mọi người đều có cơ hội học tập và phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Theo UNESCO
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.