Từ thực tế báo chí hiện nay cho thấy, vấn đề nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí đang trở thành một yêu cầu cấp thiết, cần có những giải pháp hữu hiệu, khả thi hơn.
Đây là vấn đề được thảo luận tại phiên thảo luận chuyên đề “Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, diễn ra chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cho rằng, tính Đảng trên báo chí thể hiện ở chỗ qua mỗi tin, bài, người đọc có thể cảm nhận được tính đúng đắn, tính khoa học, tính cách mạng trong các nghị quyết của Đảng; đồng thời, người đọc có thể thấy được những tấm gương sáng để học tập và làm theo.
Thông tin trên báo chí không chỉ là giúp cho đối tượng bạn đọc hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, mà quan trọng hơn, là giúp cho đối tượng đọc của mình hiểu đúng bản chất sự việc của chủ trương, đường lối đó, từ đó nâng cao nhận thức, nâng tầm trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, thúc đẩy hành động; hướng lý tưởng người đọc tới mục tiêu vươn tới của Đảng.
Đó chính là việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Việc tuyên truyền, đưa các quan điểm, chủ trương của Đảng vào cuộc sống được thể hiện trên nhiều phương diện, không chỉ thể hiện ở hình thức trình bày của báo chí, mà quan trọng hơn là thể hiện ở cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề, cách thể hiện nội dung tư tưởng trong các tin, bài.
Theo ông Ngô Minh Tuấn, cùng với tính Đảng, tính định hướng là yêu cầu có tính nguyên tắc, là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, đồng thời là sinh mệnh chính trị của báo chí ở Việt Nam và được thể hiện một cách sinh động trên nhiều phương diện, ở nhiều góc độ. Sẽ là phiến diện nếu quan niệm định hướng chỉ là truyền đạt, chuyển tải “ý kiến chỉ đạo” của cấp trên xuống cấp dưới.
Định hướng đúng nghĩa phải là cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực, góp phần xây dựng niềm tin (có căn cứ) và hành động (chủ động, tự giác) cho đối tượng. Tính định hướng càng đúng, càng sâu sắc, được thể hiện càng sinh động, khoa học thì tính hấp dẫn càng mạnh, sức cuốn hút càng cao.
Tính định hướng cần được nhìn nhận ở hai góc độ. Đó là phải luôn luôn đứng trên quan điểm của Đảng để nhìn nhận, phản ánh và giải quyết vấn đề mà báo chí đề cập. Thứ hai là trước một vấn đề vụ việc cụ thể đang có ý kiến khác nhau thì báo chí cần nêu chính kiến của mình, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan với lý lẽ xác đáng để giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất sự việc, từ đó góp phần định hướng tư tưởng và ổn định dư luận.
Đây là vấn đề khó, cần sự nhanh nhạy và có trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng của người viết cũng như người duyệt bài đăng. Muốn nâng cao tính định hướng cần phải nâng cao tính hấp dẫn của báo chí. Tính định hướng càng đúng, càng sâu sắc, được thể hiện càng sinh động, khoa học thì tính hấp dẫn càng mạnh, sức cuốn hút càng cao.
Ông Tăng Hữu Phong, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ, thời gian qua, báo chí Việt Nam nói chung, Báo Sài Gòn Giải Phóng nói riêng luôn là một trong những lực lượng nòng cốt đề cao tính Đảng, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội tích cực, đặc biệt thể hiện rõ trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển mạnh hiện nay.
Từ thực tiễn hoạt động báo chí của Báo Sài Gòn Giải phóng cho thấy, để giữ vững và nâng cao tính Đảng, tính định hướng trên báo, nhất là trong bối cảnh các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, lãnh đạo Báo phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo; trong đó, luôn tập trung và đề cao yêu cầu đổi mới phương thức tuyên truyền, thực hiện tốt mục tiêu tuyên truyền “đúng, trúng, kịp thời, hấp dẫn”.
Theo ông Tăng Hữu Phong, trong quá trình tuyên truyền, đội ngũ phóng viên của báo luôn bám sát thực tế cuộc sống, tăng cường xuống cơ sở, nắm bắt thông tin đa chiều, toàn diện; bảo đảm lượng thông tin phong phú, mang tính chất đối thoại hai chiều, qua đó tạo sự hấp dẫn với bạn đọc. Đảng ủy, Ban Biên tập Báo cũng rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
Trong bối cảnh công nghệ số, internet phát triển mạnh mẽ hiện nay, sử dụng mạng xã hội để truyền thông chính sách cũng là vấn đề được các cơ quan báo chí quan tâm thúc đẩy. Ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết, thời gian qua đơn vị đã khai thác mạng xã hội trong truyền thông chính sách. Các nền tảng mạng xã hội là một cấu phần hết sức quan trọng trong hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số báo chí, là công cụ hết sức hữu ích để lan tỏa thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài tài khoản Thông tin Chính phủ trên facebook với hơn 4,3 triệu người theo dõi, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ còn tham gia Zalo, Youtube, Twitter, Lotus... những thông tin, thông điệp quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, "Chúng tôi có thể ngay lập tức chuyển tới khoảng 15 - 17 triệu người dùng mạng xã hội", ông Hồng Sâm cho biết.
Tại phiên luận, các đại biểu cũng đề cập đến vấn đề “đồng phục thông tin” khi thực hiện truyền thông chính sách trên báo chí. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo chú trọng đến việc lao động báo chí, cần phải chủ động đi sâu vào thực tiễn để đưa ra những thông tin mới, những khuyến nghị, tư vấn, phản biện.
Đây là vấn đề được thảo luận tại phiên thảo luận chuyên đề “Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, diễn ra chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cho rằng, tính Đảng trên báo chí thể hiện ở chỗ qua mỗi tin, bài, người đọc có thể cảm nhận được tính đúng đắn, tính khoa học, tính cách mạng trong các nghị quyết của Đảng; đồng thời, người đọc có thể thấy được những tấm gương sáng để học tập và làm theo.
Thông tin trên báo chí không chỉ là giúp cho đối tượng bạn đọc hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, mà quan trọng hơn, là giúp cho đối tượng đọc của mình hiểu đúng bản chất sự việc của chủ trương, đường lối đó, từ đó nâng cao nhận thức, nâng tầm trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, thúc đẩy hành động; hướng lý tưởng người đọc tới mục tiêu vươn tới của Đảng.
Đó chính là việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Việc tuyên truyền, đưa các quan điểm, chủ trương của Đảng vào cuộc sống được thể hiện trên nhiều phương diện, không chỉ thể hiện ở hình thức trình bày của báo chí, mà quan trọng hơn là thể hiện ở cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề, cách thể hiện nội dung tư tưởng trong các tin, bài.
Theo ông Ngô Minh Tuấn, cùng với tính Đảng, tính định hướng là yêu cầu có tính nguyên tắc, là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, đồng thời là sinh mệnh chính trị của báo chí ở Việt Nam và được thể hiện một cách sinh động trên nhiều phương diện, ở nhiều góc độ. Sẽ là phiến diện nếu quan niệm định hướng chỉ là truyền đạt, chuyển tải “ý kiến chỉ đạo” của cấp trên xuống cấp dưới.
Định hướng đúng nghĩa phải là cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực, góp phần xây dựng niềm tin (có căn cứ) và hành động (chủ động, tự giác) cho đối tượng. Tính định hướng càng đúng, càng sâu sắc, được thể hiện càng sinh động, khoa học thì tính hấp dẫn càng mạnh, sức cuốn hút càng cao.
Tính định hướng cần được nhìn nhận ở hai góc độ. Đó là phải luôn luôn đứng trên quan điểm của Đảng để nhìn nhận, phản ánh và giải quyết vấn đề mà báo chí đề cập. Thứ hai là trước một vấn đề vụ việc cụ thể đang có ý kiến khác nhau thì báo chí cần nêu chính kiến của mình, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan với lý lẽ xác đáng để giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất sự việc, từ đó góp phần định hướng tư tưởng và ổn định dư luận.
Đây là vấn đề khó, cần sự nhanh nhạy và có trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng của người viết cũng như người duyệt bài đăng. Muốn nâng cao tính định hướng cần phải nâng cao tính hấp dẫn của báo chí. Tính định hướng càng đúng, càng sâu sắc, được thể hiện càng sinh động, khoa học thì tính hấp dẫn càng mạnh, sức cuốn hút càng cao.
Ông Tăng Hữu Phong, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ, thời gian qua, báo chí Việt Nam nói chung, Báo Sài Gòn Giải Phóng nói riêng luôn là một trong những lực lượng nòng cốt đề cao tính Đảng, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội tích cực, đặc biệt thể hiện rõ trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển mạnh hiện nay.
Từ thực tiễn hoạt động báo chí của Báo Sài Gòn Giải phóng cho thấy, để giữ vững và nâng cao tính Đảng, tính định hướng trên báo, nhất là trong bối cảnh các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, lãnh đạo Báo phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo; trong đó, luôn tập trung và đề cao yêu cầu đổi mới phương thức tuyên truyền, thực hiện tốt mục tiêu tuyên truyền “đúng, trúng, kịp thời, hấp dẫn”.
Theo ông Tăng Hữu Phong, trong quá trình tuyên truyền, đội ngũ phóng viên của báo luôn bám sát thực tế cuộc sống, tăng cường xuống cơ sở, nắm bắt thông tin đa chiều, toàn diện; bảo đảm lượng thông tin phong phú, mang tính chất đối thoại hai chiều, qua đó tạo sự hấp dẫn với bạn đọc. Đảng ủy, Ban Biên tập Báo cũng rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
Trong bối cảnh công nghệ số, internet phát triển mạnh mẽ hiện nay, sử dụng mạng xã hội để truyền thông chính sách cũng là vấn đề được các cơ quan báo chí quan tâm thúc đẩy. Ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết, thời gian qua đơn vị đã khai thác mạng xã hội trong truyền thông chính sách. Các nền tảng mạng xã hội là một cấu phần hết sức quan trọng trong hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số báo chí, là công cụ hết sức hữu ích để lan tỏa thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài tài khoản Thông tin Chính phủ trên facebook với hơn 4,3 triệu người theo dõi, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ còn tham gia Zalo, Youtube, Twitter, Lotus... những thông tin, thông điệp quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, "Chúng tôi có thể ngay lập tức chuyển tới khoảng 15 - 17 triệu người dùng mạng xã hội", ông Hồng Sâm cho biết.
Tại phiên luận, các đại biểu cũng đề cập đến vấn đề “đồng phục thông tin” khi thực hiện truyền thông chính sách trên báo chí. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo chú trọng đến việc lao động báo chí, cần phải chủ động đi sâu vào thực tiễn để đưa ra những thông tin mới, những khuyến nghị, tư vấn, phản biện.