Năng lượng tái tạo - con đường đến tương lai bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, cải thiện hình ảnh và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.
Năng lượng tái tạo - con đường đến tương lai bền vững

Bước đi quan trọng giảm tiêu cực với môi trường

Năng lượng tái tạo mang nhiều lợi ích không chỉ cả trước mắt mà còn lâu dài cho môi trường, kinh tế và đời sống con người. Hiện nay, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Việc chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống như than đá và dầu mỏ sang các nguồn năng lượng tái tạo là một bước đi quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Năng lượng tái tạo giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững cho sản xuất. Đặc biệt, việc sử dụng năng lượng tái tạo giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, cải thiện hình ảnh và uy tín trong mắt khách hàng và đối tác. Đây là xu hướng đang được khuyến khích tại nhiều địa phương ở nước ta qua các mô hình chuyển đổi sang công trình xanh, tòa nhà xanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến hơn 92% dân số đang sống trong không khí bị ô nhiễm và Việt Nam là một trong những quốc gia ở mức báo động cao. Trong đó, bụi mịn và bụi siêu mịn được nhận định là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Theo Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, bụi mịn hay bụi mịn PM (Particulate Matter) thường có nguồn gốc chủ yếu đến từ khói phương tiện giao thông hay qua việc đốt cháy các nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp.

Đề cập vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng cho biết, tiếp xúc với bụi mịn thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tim mạch huyết áp, nhiễm độc, suy giảm miễn dịch...

Đưa ra khuyến cáo, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, cần sự chung tay của mọi người qua việc có ý thức vệ sinh môi trường từ những việc nhỏ như không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng xe máy, ô tô cá nhân, ưu tiên đi phương tiện công cộng, dùng nhiên liệu sạch, không xả và đốt rác, dọn vệ sinh nhà ở, khu phố, cơ quan, trồng thêm cây xanh…Và năng lượng tái tạo là giải pháp tối ưu để giảm tác động đến môi trường cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Một trong những lợi ích rõ ràng và dễ nhận thấy nhất của quá trình chuyển đổi năng lượng là giảm ô nhiễm không khí. Thực tế, các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khi đốt cháy thải ra các khí gây ô nhiễm như CO2, SO2 và các hạt bụi mịn. Những chất này không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người.

Khi chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời và gió, việc giảm bớt hoặc loại bỏ các nguồn ô nhiễm này sẽ cải thiện chất lượng không khí, mang lại lợi ích rõ rệt cho sức khỏe cộng đồng, góp phần làm tăng tuổi thọ và cải thiện sức khỏe người dân. Việc giảm ô nhiễm không khí cũng sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho hệ thống y tế.

Năng lượng tái tạo - con đường đến tương lai bền vững ảnh 1

Cải thiện chất lượng cuộc sống, hướng đến tương lai bền vững

Một trong những lợi ích lâu dài của chuyển đổi năng lượng là góp phần làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu. Việc giảm phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. Khí CO2 và các khí nhà kính khác gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên và dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cộng đồng con người.

Khi các quốc gia chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, lượng khí CO2 phát thải vào không khí sẽ giảm mạnh, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Điều này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì thiên tai do biến đổi khí hậu có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

Việc sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm ô nhiễm không khí mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống bền vững cho các thế hệ sau. Những thay đổi này có thể bao gồm việc giảm các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như ung thư phổi, bệnh tim mạch và các vấn đề về hô hấp. Hệ thống y tế sẽ không còn phải đối phó với số lượng lớn bệnh nhân mắc bệnh do ô nhiễm, nhờ đó tiết kiệm được nguồn lực và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.

Hơn nữa, quá trình chuyển đổi năng lượng giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, từ đó tạo ra một nền kinh tế bền vững hơn, giảm bớt những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

Năng lượng tái tạo - con đường đến tương lai bền vững ảnh 2

Tại nước ta, có thể khẳng định năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng đối với người sử dụng lao động, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nổi bật là giúp cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho người lao động, từ đó tăng năng suất lao động.

Cụ thể, về môi trường, bảo vệ khỏi các nguồn ô nhiễm, chống cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Về đời sống, lợi ích rõ nhất là bảo vệ sức khỏe người dân, tạo cơ hội cho những người dân yếu thế tiếp cận các mô hình năng lượng hiện đại, tiết kiệm chi phí.

Như vậy, các giải pháp năng lượng tái tạo là “chìa khóa” cho một tương lai bền vững, không chỉ có lợi cho môi trường mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Trong ngắn hạn, quá trình này giúp giảm ô nhiễm không khí, giảm chi phí y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong dài hạn, nó đóng góp vào việc giảm biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo ra một nền kinh tế xanh. Do đó, đầu tư vào chuyển đổi năng lượng là một giải pháp tối ưu để đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả môi trường và con người trong tương lai.

Cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước." Ảnh: CTV/Vietnam+
Ra mắt cuốn sách của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" với hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010, góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập.
Sức khỏe Giáo hoàng đang dần hồi phục
Sức khỏe Giáo hoàng đang dần hồi phục
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, Vatican cho biết sức khỏe Giáo hoàng Francis đang dần hồi phục khi điều trị viêm phổi hai bên tại bệnh viện và các bác sĩ đang giảm sử dụng máy thở cơ học vào ban đêm để hỗ trợ hô hấp cho Giáo hoàng.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.