Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

[Ngày Nay] - Nắng nóng không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh hằng ngày của người dân (nhất là những người phải lao động ngoài trời) mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Choáng váng vì những “kỷ lục” mùa nắng nóng

Nắng nóng là hiện tượng thời tiết nguy hiểm có xu thế gia tăng mạnh ở nước ta trong những năm gần đây. Theo TS Bùi Minh Tăng - nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nếu như năm 2014 và 2015 nắng nóng gay gắt kéo dài, có đợt tới hơn 1 tháng, nhiều kỷ lục cao nhất về nhiệt độ bị phá vỡ thì năm nay nắng nóng còn dữ dội hơn.

Từ đầu năm đến nay, nền nhiệt ở hầu khắp các khu vực trên cả nước đều có xu hướng cao hơn trung bình từ 1-2 độ, thậm chí trong tháng 4, nền nhiệt trung bình tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình còn cao hơn so với trung bình hàng năm từ 3,0-4,0 độ. Tháng 6, nhiệt độ trung bình tháng trên phạm vi cả nước cao hơn bình thường từ 1-2,5 độ, riêng các tỉnh Trung Bộ cao hơn từ 2,5-3,5 độ. Từ đầu tháng 7 đến nay nắng nóng tiếp tục gay gắt ở Bắc Bộ và Trung Bộ nên nhiệt độ ở các khu vực này cao hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm.

Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ảnh 1

Xét về số đợt nắng nóng, từ đầu năm đến nay, số đợt nắng nóng trên cả nước đã vượt mức trung bình nhiều năm từ 1-3 đợt. Nhưng điều đáng nói hơn là cường độ nắng nóng gay gắt hơn nhiều, như trong tháng 4 ở các tỉnh miền Trung xảy ra nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-40 độ. Trong tháng 5 xảy ra đợt nắng nóng gay gắt (từ 15-18/5) ở Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ với nhiệt độ cao từ 37-40 độ. Trong tháng 6, miền Bắc và miền Trung hứng chịu một đợt nắng nóng kéo dài suốt cả tháng, riêng các tỉnh Trung Bộ nắng nóng kéo dài sang 1-2 ngày đầu tháng 7.

Nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất đã bị vượt qua trong các đợt nắng nóng từ đầu năm đến nay. Cụ thể tại Hương Khê (Hà Tĩnh) vào ngày 20/4 nắng nóng đã làm cho nền nhiệt ở đây tăng cao tới 43,4 độ, tại Tuyên Hóa (Quảng Bình) là 43,0 độ, cao nhất từ trước tới nay. Trong tháng 6 vừa qua, nhiệt độ cao nhất ở Con Cuông (Nghệ An) lên tới 43,3 độ (ngày 22/6), vượt lịch sử gần đây 42,2 độ (ngày 19/6/2010); Hương Khê, Hà Tĩnh là 42,1 độ (ngày 22/6), vượt lịch sử gần đây 41,2 độ (ngày 11/6/2015); Tuyên Hóa, Quảng Bình là 41,6 độ (ngày 22/6), vượt lịch sử gần đây 41,4 độ (ngày 1/6/2015); Đô Lương, Nghệ An là 41,0 độ (ngày 22/6), vượt lịch sử 39,9 độ (ngày 20/6/1983), đặc biệt tại Quỳ Hợp, Nghệ An là 43,0 độ (ngày 22/6), vượt lịch sử gần đây 42,0 độ (ngày 19/6/2010) và cũng là giá trị nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay ở Quỳ Hợp; Tam Kỳ, Quảng Nam (ngày 13/7) lên tới 40,8 độ, vượt lịch sử trước đây 40,0 độ (năm 1983).

Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ảnh 2

Lý giải về thực trạng trên, TS Tăng cho biết, nền nhiệt độ cao và nắng nóng gay gắt ở nước ta từ đầu năm đến nay phản ánh tính chất dị thường của thời tiết, khí hậu do tác động của hiện tượng El Nino bắt đầu từ cuối năm 2018. Cùng với đó là những tác động của sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng đô thị hóa đã làm cho nhiệt độ trong các đợt nắng nóng có xu hướng gia tăng hơn so với trung bình.

Cũng theo TS Tăng, hiện tượng nóng bất thường không phải chỉ riêng ở nước ta, nhiều nơi trên thế giới cũng đã và đang trải qua những đợt nóng bất thường như ở Ấn Độ nhiệt độ cao nhất  đã đạt xấp xỉ 50 độ, ở châu Âu, Nhật Bản vượt ngưỡng 40 độ, đặc biệt tại Alaska, vùng vốn lạnh giá gần như quanh năm nhưng trong những ngày gần đây nhiệt độ lên tới 30 độ.

Oằn mình mưu sinh dưới nắng nóng như “đổ lửa”

Với sức nóng như chảo lửa, đợt nắng nóng này là nỗi ám ảnh của người lao động khi phải bươn chải, mưu sinh ngoài trời.

Hằng ngày đạp xe khắp mọi ngóc ngách phố phường bán hoa, nhưng trong những ngày nắng nóng thế này, chị Phạm Thị Mến chỉ có thể dừng lại ở những con phố nhiều tán cây, hoặc gầm cầu vượt để bán. “Nắng thế này đi xe máy còn mệt huống chi đạp xe đạp”, vừa phe phẩy chiếc nón chị vừa than thở. Công việc vốn đã bấp bênh, ngày được ngày không, nay trời còn nắng gắt càng làm thêm vất vả, mệt nhọc, nhiều khi cũng muốn nghỉ nhưng không bán ngày nào là mất khách ngày đó. Nên dù biết rằng trên đầu là “chảo lửa” khổng lồ thì chị Mến vẫn phải tiếp tục công việc của mình.

Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ảnh 3

Chị Nguyễn Mỹ Anh (công nhân dọn vệ sinh) chia sẻ: “Mặc dù được trang bị quần áo bảo hộ lao động dày dặn, mũ khăn bịt kín mít nhưng với mức nhiệt hơn 40 độ C từ lúc 9 giờ sáng đến 5-6 giờ chiều thì cũng vẫn cảm thấy bỏng rát da thịt. Nhiều hôm không chịu nổi, cứ làm được một lúc là phải nghỉ, nắng nóng mùi rác thải càng nồng nặc, xộc thẳng vào mũi. Nhưng nắng mấy thì cũng vẫn phải làm, không làm thì lấy đâu tiền cho con ăn học”.

Anh Nguyễn Minh Xuân (lái xe ôm công nghệ) than thở: “Trời nắng nóng thế này cũng chẳng có khách đi xe ôm đâu, họ đi taxi cho mát, thu nhập giảm lắm, nhưng mình vẫn phải ra đường đứng thôi, được cuốc nào hay cuốc đó, chứ trong nhà thì làm gì có ai vào gọi mình đi”. Theo anh Xuân, đã làm nghề xe ôm thì nắng nóng mấy cũng phải chịu, chỉ cần khi chở khách thì mặc áo dày, đeo khẩu trang để tránh bỏng rát da, còn khi không có khách thì trốn nắng ở những vị trí có bóng râm như gốc cây cổ thụ, gầm cầu...

Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ảnh 4

Nắng nóng gay gắt cũng là nỗi ám ảnh của những người lái xích lô như ông Trịnh Hoàng Vinh. Ông Vinh giãi bày: “Nắng thế này chỉ mình thấy ngại chở thôi, chứ khách Tây người ta không ngại đi đâu. Có những hôm nắng gắt, giữa trưa cũng phải chở khách đi, đạp được vòng mà như tắc thở. Đi làm lúc nào tôi cũng phải mang theo 3-4 chai nước và chiếc khăn mặt ướt để chùm đầu. Nhiệt độ cao lại thêm việc mất nhiều sức, nếu không tiếp nước liên tục thì sẽ rất mệt và không chịu nổi”.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe

Theo BS Nguyễn Thị Kha (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương), vào mùa nắng nóng, người lao động có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như sốc nhiệt, say nắng, say nóng, đột quỵ, ung thư da… Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Cụ thể, ở mức độ nhẹ thì những biểu hiện thường thấy sẽ là mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Còn mức độ nặng sẽ là đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt…) và có thể tử vong.

Về mặt thẩm mỹ, sẽ gây nhiều nếp nhăn, đồi mồi, tàn nhang, nám má, da sạm, da nâu đen, để lâu sẽ dẫn đến ung thư da, nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời có thể gây tổn thương mắt, mũi…

Về lâu dài, thời tiết nóng bức là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh, những người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, hay rác thải… rất dễ mắc những bệnh về tim, phổi… Vì vậy, cần có những dụng cụ bảo hộ để hạn chế phần nào vi khuẩn gây hại.

Nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ảnh 5

Để bảo vệ sức khỏe, theo BS Kha, người dân nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, cần bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.

Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Cần uống tối thiếu 1,5 - 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc. Đặc biệt, không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

“Trong trường hợp nhẹ có những biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi quá nhiều… phải lập tức ngừng làm việc, tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi. Còn đối với trường hợp nặng phải lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất”, BS Kha khuyến cáo.

TIN LIÊN QUAN
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Người dân vận chuyển nhu yếu phẩm vào hỗ trợ người dân trong vùng lũ xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" chung tay vì đồng bào vùng bão lũ
(Ngày Nay) - Nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hà Nội Mới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
(Ngày Nay) - Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”.