Nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu

(Ngày Nay) - Ngày 22-6, theo tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn, nắng nóng lên tới mức đỉnh điểm những ngày qua khiến bệnh viện tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp bị đột quỵ, sốc nhiệt, tim mạch… Bác sĩ Phạm Thị Trà Giang, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Thanh Nhàn) cảnh báo, nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đối phó với thời tiết nắng nóng của mùa hè, mỗi người chú ý bù đủ nước, sử dụng đầy đủ các phương tiện hỗ trợ chống nắng nóng khi ra ngoài hoặc làm việc.
Nắng nóng đỉnh điểm, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu - Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho biết, những ngày nắng nóng vừa qua, số bệnh nhân được cấp cứu tại khoa tăng khoảng 150% so với ngày thường, trong đó chủ yếu bị tai biến mạch máu não (đột quỵ não), viêm phổi. Có trường hợp khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ, gia đình không đưa đi khám vì sợ ra ngoài trời nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nhiều bệnh nhân bị nặng, việc hồi phục khó khăn bởi mất “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ.

Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, nắng nóng cũng khiến bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến da tăng 15-20% so với ngày thường. Ngoài các bệnh về da thường gặp khi thời tiết nắng nóng như: Rôm sảy, rám má, mụn trứng cá, viêm nang lông, nấm da…, bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp đến khám do cháy nắng, bỏng nắng. Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu trung ương khuyến cáo, khi làm việc lâu ngoài trời, hay đi tắm biển, da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài nên dễ bị tổn thương. Do đó, không chỉ đi ra ngoài đường mà ngay cả khi đi tắm biển, xuống hồ bơi vào những ngày nắng gắt cũng nên dùng kem chống nắng và kính râm để bảo vệ mắt, bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia cực tím.

* Do nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao nên lượng điện tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô cũng tăng đột biến. Ngày 22-6, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, ngày 21-6, lượng điện tiêu thụ trên toàn thành phố đã lên tới mức 80,987 triệu kWh, ngày 20-6 là 74,552 triệu kWh. Trong khi đó, bình quân lượng điện tiêu thụ 1 ngày trong tháng 4 là 54,371 triệu kWh và tháng 5 là 57,995 triệu kWh. EVN HANOI đã chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng vật tư, thiết bị, phương tiện để có thể khẩn trương xử lý các tình huống xảy ra, bảo đảm nguồn điện; đồng thời, dừng toàn bộ các lịch tạm ngừng cung cấp điện phục vụ cải tạo nâng cấp lưới điện trong những ngày nắng nóng từ 36 độ C trở lên…

* Về tình hình cung cấp nước sạch trong những ngày nắng nóng, ông Lê Văn Du, Phó Trưởng phòng Hạ tầng - Kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn thành phố tăng cao. Tuy nhiên, do tổng công suất nguồn cấp nước của thành phố hiện khá dồi dào, nên bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Liên quan đến địa bàn sử dụng nước sạch sông Đà, theo thông báo của Công ty cổ phần Viwaco ngày 22-6-2019, đơn vị sẽ tạm ngừng cấp nước để phục vụ công tác đấu nối đường ống tại một số vị trí. Cụ thể, tại đường Kim Giang (quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì), tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 22-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại 6h ngày 23-6-2019; đường Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì) tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 23-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại 6h ngày 24-6-2019; xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) tạm ngừng cấp nước từ 23h ngày 24-6-2019 và dự kiến cấp nước trở lại vào 6h ngày 25-6-2019.

* Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tại Hà Nội, trong ngày 23-6, tiếp tục xảy ra nắng nóng, nhiệt độ cao nhất tại các quận trung tâm 37-39 độ C, có nơi cao hơn 39 độ C; các quận, huyện khác 36-38 độ C, có nơi cao hơn 38 độ C. Do nhiều mây và có khả năng xảy ra mưa dông vào các đêm 23, 24 và 25-6 nên từ ngày 24 đến 26-6, thành phố Hà Nội kết thúc đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C. Từ ngày 26 đến 28-6, thành phố Hà Nội mưa giảm, nắng nóng quay trở lại với nền nhiệt phổ biến 35-37 độ C.

Theo Hanoimoi
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.