New Zealand và Australia khẩn cấp di tản công dân khỏi New Caledonia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm 21/5, chính phủ Australia và New Zealand tuyên bố hai nước này đang điều máy bay để sơ tán công dân của họ khỏi New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương đang chìm trong hỗn loạn do bạo loạn bùng phát.
New Zealand và Australia khẩn cấp di tản công dân khỏi New Caledonia

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong xác nhận rằng chính phủ nước này đã nhận được sự cho phép từ chính quyền Pháp để thực hiện hai chuyến bay sơ tán, đưa công dân Australia và du khách khác ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Bà Wong cũng cho biết thêm rằng Australia đang tiếp tục lên kế hoạch cho các chuyến bay tiếp theo để đảm bảo an toàn cho tất cả công dân của mình tại New Caledonia.

Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Australia, có khoảng 300 công dân nước này đang sinh sống và làm việc tại New Caledonia.

New Zealand cũng tuyên bố điều một máy bay vào ngày 21/5 để sơ tán 50 công dân của họ từ Noumea, thủ đô của New Caledonia, mở đầu cho chuỗi các chuyến bay nhằm đưa tất cả công dân New Zealand về nước an toàn trong bối cảnh bạo lực gia tăng tại hòn đảo Thái Bình Dương này.

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters cho biết: "Những ngày qua là khoảng thời gian khó khăn đối với người New Zealand ở New Caledonia - và việc đưa họ về nhà là ưu tiên hàng đầu của chính phủ."

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi đang phối hợp với Pháp và Australia để thực hiện các chuyến bay tiếp theo trong những ngày tới."

New Caledonia đang chìm trong bạo loạn sau khi các cải cách bầu cử gây tranh cãi được thông qua tại Paris. Bắt đầu từ tuần trước, tình trạng bất ổn đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Chính quyền địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng và bắt giữ khoảng 270 kẻ bạo loạn. Nhận thức được tình hình cấp bách, Pháp đã tăng cường lực lượng an ninh tại New Caledonia với hơn 1.000 nhân viên, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới.

Bạo động bắt nguồn từ mâu thuẫn dai dẳng giữa người Kanak bản địa, những người mong muốn độc lập, và cộng đồng người Pháp gốc định cư, những người ủng hộ việc duy trì New Caledonia là một phần của Pháp.

Bất ổn đã nổ ra tại New Caledonia vào ngày 13/5 khi chính quyền Paris tranh luận về việc sửa đổi hiến pháp Pháp để thay đổi danh sách cử tri ở New Caledonia.

Quốc hội Pháp đã phê chuẩn một dự luật cho phép cư dân sinh sống tại New Caledonia trong 10 năm được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp tỉnh, cùng với một số thay đổi khác.

Tuy nhiên, những người phản đối lo ngại rằng dự luật này sẽ mang lại lợi ích cho các chính trị gia ủng hộ Pháp tại New Caledonia và đẩy người Kanak (nhóm dân cư bản địa từng phải chịu đựng chính sách phân biệt chủng tộc nghiêm ngặt và nạn phân biệt đối xử) vào thế yếu.

Theo AP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).