Nga chứng minh được hiệu quả của vaccine chống Covid-19, tháng 8 sẽ có

Việc Nga phát triển vaccine được so sánh với sự kiện phóng vệ tinh đầu tiên. Mặc dù vậy, báo chí Mỹ vẫn nghi ngờ.
Nga chứng minh được hiệu quả của vaccine chống Covid-19, tháng 8 sẽ có

Nếu thành công, sẽ là sự kiện như phóng vệ tinh Sputnik

Theo hãng tin CNN, Nga đang chuẩn bị cho việc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vaccine chống Covid-19 vào giữa tháng 8 tới. Tuy nhiên, theo kênh truyền hình Mỹ, vẫn còn những câu hỏi chưa rõ ràng.

CNN dẫn lời ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết, việc Nga phát triển vaccine ngừa Covid-19 tương đương với sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ.

Theo các quan chức Nga vaccine chống Covid-19 do Viện Gamaleya phát triển dự kiến sẽ được phê duyệt chậm nhất là ngày 10 /8 tới đây.

“Người Mỹ đã ngạc nhiên khi nghe tín hiệu vệ tinh. Với vaccine cũng như vậy. Nga sẽ đi đầu trong việc này”, ông Dmitriev nói.

Ông Dmitriev nói thêm rằng đối với các nhà khoa học Nga, nhiệm vụ chính là bảo vệ con người, "chứ không phải là trở thành người đầu tiên".

Trước đó, ngày 20 7 Nga đã hoàn thiện các thử nghiệm lâm sàng về vaccine của Bộ Quốc phòng và Trung tâm Gamaleya. Thời điểm ngày hôm đó, nhóm tình nguyện viên thứ hai gồm 20 người đã xuất viện.

Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko nói rằng vaccine ngừa Covid-19 của Nga thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được tính hiệu quả và mức độ an toàn của nó.

Ông Murashko khi đó cũng cho biết thêm rằng vaccine chống Covid-19 đầu tiên ở Nga dự kiến được đăng ký vào tháng 8/2020.

Những câu hỏi chưa rõ ràng

Theo CNN, dù có những tuyên bố khả quan, nhưng Nga đã không công bố dữ liệu khoa học về thử nghiệm vaccine và CNN cũng không thể xác minh tính an toàn hoặc hiệu quả được phía Nga tuyên bố.

Các nhà phê bình cho rằng việc thúc đẩy chế tạo vaccine của nước Nga xuất hiện trong bối cảnh áp lực chính trị từ Điện Kremlin, vốn rất muốn mô tả Nga là một lực lượng khoa học toàn cầu.


Cũng có nhiều lo ngại về việc thử nghiệm vaccines ở người chưa đầy đủ. Hàng chục thử nghiệm vaccine đang được tiến hành trên khắp thế giới và một số lượng ít các quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành các thử nghiệm hiệu quả quy mô lớn, nhưng, hầu hết các nhà phát triển đã cảnh báo rằng vẫn còn nhiều công việc trước khi vaccine có thể được phê duyệt.

Trong khi một số loại vaccine chống Covid-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm trên toàn cầu ở giai đoạn thứ ba, vaccine do Nga chế tạo vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thứ hai.

Các nhà phát triển có kế hoạch hoàn thành giai đoạn đó trước ngày 3 tháng 8, và sau đó tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba song song với việc tiêm phòng cho nhân viên y tế.

Các nhà khoa học Nga cho biết vaccine đã nhanh chóng được phát triển vì đây là phiên bản sửa đổi của một loại đã được tạo ra để chống lại các bệnh khác. Đó là cách tiếp cận đang được thực hiện ở nhiều quốc gia khác và bởi các công ty khác.

Đáng chú ý, tại Mỹ, công ty Moderna, cũng có loại vaccine đang được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 hôm từ hôm thứ Hai đầu tuần này.

Được biết, Moderna đã chế tạo vaccine chống Covid-19 dựa trên nền tảng của một loại vaccine mà công ty này đã phát triển để chống lại một loại virus có liên quan, MERS.

Trong khi điều này đã thúc đẩy quá trình phát triển, các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu đang yêu cầu bổ sung đầy đủ các xét nghiệm về tính an toàn và hiệu quả của tất cả các loại vaccine đang thử nghiệm.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các binh sĩ của quân đội nước này từng là tình nguyện viên trong các thử nghiệm ở người.

Trong các ý kiến được ghi lại cung cấp cho CNN, ông Alexander Ginsburg, Giám đốc dự án, cho biết ông đã tự tiêm vaccine cho chính mình.

Các quan chức Nga cho biết loại thuốc này đang được theo dõi nhanh chóng và chờ đợi được thông qua phê duyệt vì đại dịch toàn cầu và tình trạng lây nhiễm ở Nga đang rất nghiêm trọng.

Nga hiện có hơn 800.000 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận.

Theo Giao thông
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.