Nghệ thuật kể chuyện của các nhà làm phim trẻ

(Ngày Nay) - Vào ngày 26/9, UNESCO và School of Slow Media đã tổ chức hội thảo trực tuyến Hội thảo Trực tuyến RESERVED: For Film Lovers với sự tham gia của các nhà làm phim trẻ tại Đông Nam Á.
Nghệ thuật kể chuyện của các nhà làm phim trẻ

Mở đầu Hội thảo, ông Michael Croft - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, cho biết trong chiến lược quốc gia tại Việt Nam năm 2020 – 2021, UNESCO dành ưu tiên hỗ trợ cho Chiến lược quốc gia về công nghiệp văn hóa cũng như triển khai Công ước năm 2005 của Liên hợp quốc về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng biểu đạt văn hóa. Với định hướng này, UNESCO triển khai sáng kiến kéo dài 3 năm mang tên “Thúc đẩy kết nối và Thiết kế Môi trường sáng tạo cho các nhà làm phim”, tập trung vào 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, với sự tài trợ từ Quỹ Tín Thác của Chính phủ Nhật Bản.

Nghệ thuật kể chuyện của các nhà làm phim trẻ ảnh 1

Ông Michael Croft phát biểu tại Hội thảo.

Tiếp nối Hội thảo "Những Cơ hội và Thách thức của các nhà làm phim Việt Nam" được tổ chức vào tháng 7 vừa qua, UNESCO và tổ chức School of Slow Media – chương trình đào tạo về những sáng kiến lãnh đạo toàn cầu đã tổ chức Hội thảo Trực tuyến RESERVED: For Film Lovers nhằm mục đích tạo ra không gian chia sẻ về nghệ thuật kể chuyện qua quá trình làm phim trong mạng lưới các nhà làm phim khu vực Đông Nam Á, đồng thời hỗ trợ phát triển hợp tác khu vực trong lĩnh vực điện ảnh.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều diễn giả làm phim trẻ nổi tiếng tại các quốc gia Đông Nam Á như Trịnh Đình Lê Minh, Phan Gia Nhật Linh (Việt Nam); Digo Rico và Martika Escobar (Philippines); Lomorpich Rithy (Campuchia); Yeo Siew Hua (Singapore).

Trong các phiên bàn tròn thảo luận, những nhà làm phim trẻ của Đông Nam Á đã chia sẻ về góc nhìn của họ về điện ảnh, cũng như những cơ hội và thách thức khi sáng tạo nghệ thuật trong kỷ nguyên 4.0.

Xây dựng cốt truyện từ góc nhìn cá nhân

Đại diễn Trịnh Đình Lê Minh với bộ phim "Thưa mẹ con đi" gây chú ý tại các phòng vé Việt Nam năm 2019, cho rằng điện ảnh là một thế giới riêng, với những điều kiện tuyệt vời.

"Để cảm nhận được những cảm xúc và nghệ thuật kể chuyện trong phim, chún g ta cần phải tập trung vào ánh nhìn của diễn viên. Làm phim giống như chia sẻ quan điểm với khán giả vậy, có thích, có không thích, có tiêu cực, có tích cực nhưng chúng ta phải biết học hỏi và từ đó xây dựng nhân vật và cốt truyện thật hoàn chỉnh.", Trịnh Đình Lê Minh quan niệm.

Cũng tại Hội thảo, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, người đứng sau thành công của các bom tấn "Em là bà nội của anh", "Cô gái đến từ hôm qua",...cho biết mỗi tác phẩm đều được anh đầu tư chi tiết ngay từ phần dựng bối cảnh, lên kịch bản và chọn diễn viên.

Vị đạo diễn 41 tuổi cũng chia sẻ thêm về những câu chuyện hậu trường với phần dựng cảnh trong bộ phim "Cô gái đến từ hôm qua".

Nghệ thuật kể chuyện của các nhà làm phim trẻ ảnh 2

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh tại bàn tròn thảo luận.

“Tôi thích Nguyễn Nhật Ánh. Khi tôi đọc lại cuốn này, tôi nhận ra đây là 1 trong số sách có kết thúc có hậu. Cuộc sống đã rất khó khăn rồi, nên tôi muốn bộ phim phải kết thúc bằng một câu chuyện có hậu, và thật hạnh phúc.”

Khi viết kịch bản, vị đạo diễn này chọn cách phát triển nhân vật đầu tiên, ví dụ như 1 nhân vật nam thích nghệ thuật và tưởng tượng như trong phim.

"Phim là nghệ thuật cần sự phối hợp. Tôi luôn trao đổi với các đồng nghiệp về bộ phim trước khi chúng tôi bắt đầu. Với diễn viên, tôi dựa vào trực giác, bạn phải cảm nhận điều nào là đúng hay phù hợp.", Phan Gia Nhật Linh nói.

Văn hóa phản ánh điện ảnh

Lomorpich Rithy (Yoki), sinh ra và lớn lên tại Campuchia, tốt nghiệp khoa Truyền thông và đã từng làm việc với vai trò nhà sản xuất/đạo diễn tại BBC Media Action.

Nghệ thuật kể chuyện của các nhà làm phim trẻ ảnh 3

Yoki tham gia sản xuất các lễ hội Bonnphum nhằm quảng bá văn hóa Campuchia.

Năm 2019, cô đã ra mắt tác phẩm điện ảnh đầu tay "Young Love" với vai trò là biên kịch – đạo diễn. Yoki thắng giải biên kịch xuất sắc nhất tại giải phim quốc gia lần thứ 6 và giải đặc biệt từ Hội đồng Giám khảo. 

Cô cho rằng điện ảnh không chỉ là hình ảnh, mà còn là sự kết hợp cả âm thanh và các yếu tố văn hóa truyền thống.

"Ở Campuchia, chúng tôi có những chia sẻ liên quan đến kiến thức/câu chuyện. Với tôi, văn hóa không chỉ là nói về văn hóa đơn thuần, mà là sự tiếp nối từ đời này sang đời nọ, là sự tiếp nối của nhiều thế hệ. Chúng tôi kể những câu chuyện bằng điện ảnh. Các câu chuyện này khiến con người trở nên nhân văn. Văn hóa phản ánh điện ảnh, và điện ảnh phản ánh văn hóa."

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: