Nghệ thuật trang trí tường nội thất truyền thống của Saudi Arabia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 22/8, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Saudi Arabia tổ chức sự kiện giới thiệu về nghệ thật Al-Qatt Al-Asiri - nghệ thuật trang trí tường nội thất truyền thống của Saudi Arabia tới bạn bè Việt Nam, quốc tế.
Nghệ thuật trang trí tường nội thất truyền thống của Saudi Arabia

Phát biểu khai mạc buổi lễ, bà Hilba Mostafa S. Mahros - Phu nhân Đại sứ Saudi Arabia cho biết, sự kiện nhằm giới thiệu về nghệ thật Al-Qatt Al-Asiri độc đáo của Saudi Arabia, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào tháng 12/2017.

Al-Qatt Al-Asiri là một trong những nghệ thuật dân gian quan trọng nhất ở Vương quốc Saudi Arabia. Đây là một di sản nghệ thuật cổ xưa có các giá trị thẩm mỹ và tạo hình phong phú.

Nghệ thuật này được coi là yếu tố chính tạo nên bản sắc của vùng Asir ở miền nam Saudi Arabia khi được những người phụ nữ trong vùng vận dụng một cách sáng tạo để trang trí các bức tường bên trong ngôi nhà, đặc biệt là phòng khách.

Trước đây, trong khi người đàn ông phụ trách xây và sửa chữa, bảo trì nhà thì người phụ nữ của gia đình đảm nhận việc trang trí các bức tường bên trong với những hình khối được vẽ một cách hài hòa bằng những màu sắc tươi sáng, hấp dẫn.

Người phụ nữ cũng mời người thân là các chị em ở nhiều độ tuổi khác nhau đến giúp vẽ và tô màu các họa tiết, hình khối này. Từ đó, nghệ thuật này đã góp phần vào việc tăng cường sự gắn kết xã hội, đoàn kết giữa cộng đồng phụ nữ trong vùng.

Nghệ thuật Al-Qatt Al-Asiri có nhiều họa tiết, bao gồm các hình khối và các biểu tượng được sắp xếp theo các lớp, mỗi lớp có biểu tượng, ý nghĩa thẩm mỹ và văn hóa riêng, khi chúng tượng trưng cho con người, tôn giáo và các yếu tố của môi trường.

Tất cả các vật liệu và dụng cụ được sử dụng để thực hành nghệ thuật này đều được lấy từ môi trường tự nhiên và do chính những người phụ nữ thu thập. Họ dùng cây, hoa và các viên đá để tạo ra bột màu; sử dụng lông đuôi dê, cành cây, gai làm công cụ vẽ tranh. Điều này cho thấy gu thẩm mỹ và sự tinh tế của phụ nữ Saudi Arabia nói chung và phụ nữ Asir nói riêng.

Trước đây, phụ nữ thường thực hành nghệ thuật này, nhưng ngày nay, cả nam và nữ nghệ sĩ, kiến trúc sư và các nhà thiết kế nội thất đều thực hành Al-Qatt trên nhiều bề mặt, bao gồm quần áo, phụ kiện và đồ nội thất. Al-Qatt đã truyền cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật của các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất hiện đại.

Tại sự kiện, các khách mời có dịp được trải nghiệm nghệ thuật Al-Qatt Al-Asiri độc đáo thông qua vẽ và tô màu các họa tiết Al-Qatt đặc trưng. Sự kiện đã mang đến cho các khách mời những trải nghiệm thú vị về nghệ thuật truyền thống mang đậm tính thẩm mỹ của người phụ nữ Saudi Arabia, qua đó hiểu rõ hơn về các nét đẹp văn hóa, đời sống của người dân nơi đây./.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).