Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 10/12, tại thị xã Tân Châu (An Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND thị xã Tân Châu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đối với nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm An Giang được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm An Giang được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống. Thông qua nghi lễ, chúng ta có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng người Chăm ngày càng được gắn kết. Đây cũng là môi trường để lưu giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống của người Chăm Islam như: trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ hay các loại hình nghệ thuật dân gian như: múa, hát, nhạc cụ (trống Repbana...).

Bà Trần Thị Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu cho biết: Với những giá trị tiêu biểu, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc, nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-BVHTTDL công bố đưa “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang” vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu: Bên cạnh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam, thị xã Tân Chân còn vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh một loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác đó là nghề dệt thủ công truyển thống của đồng bào dân tộc Chăm xã Châu Phong. Đây là một nghề thủ công truyền thống hết sức độc đáo xuất hiện ở vùng đất An Giang từ những ngày đầu người Chăm đến cư ngụ khoảng những năm đầu của thế kỷ 18.

Nghi lễ vòng đời và nghề dệt thổ cẩm người Chăm là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia ảnh 1

Lễ cưới của người Chăm được tái hiện tại buổi lễ.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong không chỉ độc đáo ở kỹ thuật, sáng tạo của con người, mà còn chứa đựng những giá trị về văn hóa và lịch sử dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng. Những sản phẩm dệt thổ cẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt thường ngày và tôn giáo, trong các nghi lễ chu kỳ đời người của đồng bào Chăm An Giang. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là tài sản vô giá do cha ông để lại mà còn là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng người Chăm ở An Giang.

Với những giá trị tiêu biểu đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Nghề thủ công truyền thống nghề Dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” .

Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết: Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Để phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể được công nhận, ông Trương Bá Trạng cho biết: Ngành văn hóa cho biết sẽ tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Trong đó sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; tạo công ăn việc làm, phát triển nghề truyền thống cho bà con dân tộc, hòa chung với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Đến nay An Giang đã có 7 di sản được công nhận là di sản văn hóa Quốc gia là: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; hội đua bò Bảy Núi; tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer và lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn); nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam (thị xã Tân Châu và huyện An Phú) và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Với 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, An Giang đã vượt trên con số bình quân về di sản văn hóa cấp quốc gia so với cả nước.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.