Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 129/2024/QH15 Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (Chương trình).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Theo đó, Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn các dự án, dự thảo gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (tên gọi chính thức của Luật sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định khi xem xét, thông qua dự án Luật); Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV).

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) các dự án gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi) (Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án là: Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm); Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (điều chỉnh về công tác quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng trong cụm di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình).

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), trình Quốc hội thông qua 12 luật, 1 nghị quyết gồm: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Tại Kỳ họp thứ 9, trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật là: Luật Cấp, thoát nước; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), trình Quốc hội thông qua 10 luật gồm: Luật Cấp, thoát nước; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nghị quyết nêu rõ: Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, các cơ quan có liên quan chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ lập pháp, lập danh mục ưu tiên các dự án cần đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ nay đến cuối nhiệm kỳ để tập trung chỉ đạo chuẩn bị, đề xuất bổ sung vào Chương trình; quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn; nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ lập pháp mới để xây dựng Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Quốc hội tổ chức thêm kỳ họp hoặc kéo dài thời gian kỳ họp thường lệ, chia kỳ họp thành các đợt để xem xét, thông qua được nhiều luật, nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, bảo đảm thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; không trình Quốc hội dự án không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định; không đề nghị bổ sung dự án, dự thảo vào Chương trình ở thời điểm sát ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội hoặc trong kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách; tăng cường kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo để bảo đảm chất lượng, tiến độ; dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo không bảo đảm thời hạn quy định.

Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm túc việc tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách, tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo luật phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chú trọng rà soát kỹ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những quy định thiếu thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi. Những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bộ Tư pháp tăng cường vai trò thẩm định, giúp Chính phủ lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ các dự án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội bảo đảm chất lượng, đầy đủ theo đúng quy định; thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan đầu mối giúp Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ lập pháp.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục đề cao trách nhiệm, tăng cường năng lực, phát huy dân chủ trong công tác lập pháp; chủ động phối hợp từ sớm với cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong quá trình chuẩn bị dự án, dự thảo; đổi mới công tác tham vấn, khảo sát, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến, nắm bắt thực tiễn để nâng cao chất lượng, tính phản biện trong thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo.../.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.