Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ người khiếm thính khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/11, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người Khiếm thính (CED) đã tổ chức hội thảo trực tuyến Báo cáo kết quả Khảo sát “Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu bệnh nhân khiếm thính: khảo sát trường hợp “Bộ Tiêu chí Chất lượng bệnh viện Việt Nam”.
Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ người khiếm thính khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện

Khảo sát này nhằm đưa ra những khó khăn khi thực hiện tiêu chí A2.5 liên quan tới việc hỗ trợ người khiếm thính ở bệnh viện để có kiến nghị bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện. Bên cạnh đó, tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm hỗ trợ người khiếm thính (điếc, nghe kém, mất thính lực muộn) khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện.

Bà Dương Phương Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người Khiếm thính (CED) cho biết, về số liệu người khiếm thính tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê cập nhật gần nhất vào năm 2006 là 3.550 người.

Theo tiêu chí A2.5 của Bộ Y tế về việc người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ với các khoa, phòng và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện nêu rõ, có nhân viên phiên dịch cho người khiếm thính hoặc có phương án hợp tác, ký hợp đồng với người phiên dịch trong trường hợp có người khiếm thính đến khám, chữa bệnh. Đồng thời, bảo đảm có người phiên dịch cho người bệnh khiếm thính trong vòng 90 phút khi được yêu cầu.

Tuy nhiên, việc triển khai tiêu chí còn chưa phố biến, một số bệnh viện còn mang tính chất đối phó, một số bệnh nhân đều gặp vấn đề trong quá trình khám chữa bệnh như không thể giao tiếp được với nhân viên y tế hay phụ huynh – người hỗ trợ lúng túng trong việc truyền đạt thông tin qua lại giữa con em khiếm thính và nhân viên y tế. Ngoài ra, người khiếm thính chưa nắm được quyền lợi, các chính sách, luật liên quan đến họ để yêu cầu đảm bảo quyền lợi trong thăm khám, chữa bệnh.

Theo đại diện Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, mỗi năm bệnh viện ghi nhận 10 trường hợp bệnh nhân khiếm thính tới khám. Khi người khiếm thính đến bệnh viện, bộ phận tiếp tân sẽ dặn dò, chỉ dẫn, giao tiếp bằng giấy, đọc môi để người bệnh dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, bệnh viện cũng chưa có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để hạn chế phần nào việc rào cản về ngôn ngữ.

Theo đó, bệnh viện cũng đang mong đợi được hỗ trợ để có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chính thức, không phải là nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm; hỗ trợ về kinh phí và kết nối cung cấp phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu giá thấp, tạo điều kiện cho nhân viên y tế đi học chuyên sâu về lĩnh vực này.

Thầy Phan Minh Thông, giáo viên Trường Chuyên biệt Khiếm thính Hy vọng Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, đa số phụ huynh, người hỗ trợ không biết đến bộ tiêu chí và các văn bản pháp lý khác có liên quan tới quyền lợi của người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói riêng.

Do đó, bộ tiêu chí cần được bổ sung thêm cách thức hỗ trợ phù hợp cho từng dạng khuyết tật nghe qua giao tiếp dùng ngôn ngữ ký hiệu; nói nghe qua đọc tín hiệu môi; viết ra giấy; hình ảnh; video clip; cử chỉ điệu bộ.

Đồng thời, cần bổ sung biểu tượng nhận diện người khiếm thính riêng biệt ở bệnh viện. Đối với các trường học, cần có chương trình đào tạo phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chính quy và chính sách dành cho người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu; Phổ cập ngôn ngữ ký hiệu tới các trường học dạy ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh và sinh viên.

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người Khiếm thính (CED), việc hỗ trợ người khiếm thính cần có sự tham gia của ba bên, đó là Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề ra chủ trương, làm cầu nối với bệnh viện và kết nối với các đơn vị có khả năng đào tạo (người có chuyên môn về ngôn ngữ ký hiệu).

Bên cạnh đó, trung tâm đã thiết kế chương trình đào tạo 3 ngày học với chủ đề “Kỹ năng hỗ trợ người khiếm thính ở bệnh viện” nhằm cải tiến chương trình học cả về thời gian và chất lượng đào tạo. Về vấn đề hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, cần có phụ đề ngôn ngữ ký hiệu và phụ đề tiếng việt trên tất cả các kênh truyền hình Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh; phổ biến chương trình tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh, tăng cường việc phát hiện sớm, can thiệp sớm và đeo máy trợ thính sớm; máy trợ thính, ốc tai điện tử cần được đưa vào danh mục hàng hóa tính bảo hiểm y tế.

Đồng quan điểm, các chuyên gia về y tế cho rằng, bộ tiêu chí nên bổ sung cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ người khuyết tật xuyên suốt trong quá trình tiếp cận các khoa, phòng trong bệnh viện và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện. Về phía bệnh viện, liên quan tới vấn đề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, cần chia ra hai hình thức, cụ thể như nhân viên phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và có ký hợp đồng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Dù với hình thức nào thì bệnh viện cũng cần có kinh phí và lộ trình hoàn thiện. Ngoài ra, còn cần những hỗ trợ khác như hình ảnh, giấy viết, sắp xếp nhân viên hướng dẫn đi cùng, hỗ trợ bằng cử chỉ điệu bộ…

Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.