Người đi từ vùng dịch đến nơi bình thường mới cần phải làm gì?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu tiêm đủ liều vaccine COVID-19, người đi từ khu vực nguy cơ đến nơi nguy cơ tương đương hoặc bình thường mới thì chỉ phải tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.
Ảnh: Chính Phủ
Ảnh: Chính Phủ

Nội dung này được đề cập trong hướng dẫn xét nghiệm, cách ly phòng chống dịch COVID-19 với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ vừa được Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) gửi UBND TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Y tế đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan về việc giám sát, xét nghiệm, cách ly theo dõi đối với những trường hợp người dân di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác theo 3 vùng sau:

- Đối với người đi từ khu vực nguy cơ rất cao, khu vực nguy cơ cao đến vùng nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn:

Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (có chứng nhận tiêm chủng đủ liều) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương), trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72h kể từ thời điểm lấy mẫu.

Khi đến nơi, người trong diện này thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thực hiện thông điệp 5K và xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.

Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72h kể từ thời điểm lấy mẫu. Sở Y tế nơi tiếp nhận dựa trên đánh giá dịch tễ và tình hình dịch trên địa bàn xem xét việc cho người dân từ nơi khác về tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú; hướng dẫn người dân thực hiện thông điệp 5K và làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn định kỳ 2-3 ngày/lần hoặc tổ chức xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) mẫu đơn hoặc mẫu gộp 5-7 ngày/lần cho người dẫn đến khi đủ 14 ngày.

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.

- Người đi từ khu vực nguy cơ đến khu vực nguy cơ tương đương hoặc khu vực bình thường mới:

Nếu đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, người dân cần thực hiện thông điệp 5K và hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác.

Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì thực hiện thông điệp 5K, cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày và tiếp tục hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày tiếp theo.

Những người này cần thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú; thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác.

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.

- Người đi từ khu vực nguy cơ thấp đến khu vực nguy cơ cao hơn:

Sở Y tế trên địa bàn tiếp nhận người đến dựa trên đánh giá dịch tễ và tình hình dịch trên địa bàn để hướng dẫn theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch, thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch cần áp dụng tại nơi đến, đồng thời phối hợp với các tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa đón người dân có tổ chức, chu đáo, an toàn, bảo đảm các nguyên tắc về phòng chống dịch Covid-19.

Trước đó, cuối tháng 9/2021, Bộ Y tế đề nghị những người đã tiêm một liều vaccine sau ba tuần đầu hoặc đã tiêm đủ liều, F0 khỏi bệnh trong 6 tháng, sẽ không phải xét nghiệm khi tham gia giao thông đường sắt, hàng hải, hàng không.

TP.HCM đang xây dựng phương án đi lại giữa thành phố và các tỉnh lân cận là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Dự kiến, người dân đã tiêm vaccine (ít nhất một mũi) hoặc F0 khỏi bệnh sẽ được di chuyển giữa 4 tỉnh này. Tuy nhiên, những người này phải có xét nghiệm âm tính trong 7 ngày mới được đi lại giữa các địa phương.

Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, tháng 5/2021, có bốn cấp độ nguy cơ về dịch bệnh gồm: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và bình thường mới. Trong đó, cấp độ nguy cơ rất cao nếu có chùm F0 chưa rõ nguồn lây hoặc F0 tại khu công nghiệp, trường học, siêu thị, nơi khó kiểm soát.

Cấp độ nguy cơ cao nếu có F0 chưa rõ nguồn lây hoặc F0 có nguồn lây từ nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện.

Cấp độ nguy cơ, nếu có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng hoặc người về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện.

Cấp độ bình thường mới (an toàn) nếu địa phương không thuộc ba trường hợp nêu trên.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.