Người giữ lửa ngôi nhà điện ảnh Hà Nội

[Ngày Nay] - Đã lâu lắm tôi mới lại gặp anh - đạo diễn, nhà quay phim Đan Thiết Thụ. Anh ngồi khiêm tốn trong một quán trà hè phố những ngày mưa tháng 8 Hà Nội. Cứ đinh ninh anh nghỉ công tác đã lâu, anh cười nhỏ nhẹ: “Mình là người yêu điện ảnh, lại được đào tạo bài bản cẩn thận, phải cống hiến đến hơi thở cuối ông ạ”.
Ký họa chân dung nghệ sỹ Đan Thiết Thụ của họa sỹ Lê Đạt.
Ký họa chân dung nghệ sỹ Đan Thiết Thụ của họa sỹ Lê Đạt.

Sinh ra ở Hà Nội, Đan Thiết Thụ tốt nghiệp quay phim tại trường Điện ảnh Việt Nam rồi trường Điện ảnh Matscova năm 1973. Từ đó, Thụ trở thành quay phim chính của Hãng phim truyện Việt Nam với hạng chục phim truyện nhựa. Phim của Thụ ra đời “sòn sòn” như: “Hai bà mẹ”, “Phía Bắc Thủ đô”, “Chị Nhàn”, “Phương án 3 bông hồng”, “Tọa độ chết” (hợp tác với Liên Xô) hồi chuông màu da cam ở miền quê xa, “Đô đốc Bùi Thị Xuân” và còn nhiều phim nữa.

Từ 1991, Đan Thụ là Giám đốc Hãng phim Hà Nội, là đạo diễn, đồng đạo diễn quay phim nhiều phim tài liệu video như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với khoa học kỹ thuật”, “Nơi ấy Hà Nội”, “Cu Ba giữa lòng Hà Nội”, “Hà Nội nhớ về Thủ đô kháng chiến Việt Nam Hồ Chí Minh” (Huy chương vàng). Những phim tài liệu hiện được chiếu hàng ngày cho khách tham quan ở nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng B52 Hà Nội cũng là những phim tài liệu có nhiều công sức của anh và nhiều phim nữa được tặng giải thưởng của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Cuối năm 1995 cùng một số nghệ sỹ Điện ảnh, Đan Thụ thành lập Hội Điện ảnh Hà Nội và cho đến nay, hoạt động của Hội vẫn đều đặn. Hội Điện ảnh Hà Nội đã tập hợp được nhiều nghệ sỹ điện ảnh cả nước, nhiều nghệ sỹ là hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, họ cùng tụ họp và đóng góp với tấm lòng yêu Hà Nội bằng kinh nghiệm kiến thức Hà Nội như: Đạo diễn Đào Trọng Khánh, Bùi Đình Hạc, Nhà Sử học Trần Quốc Vượng... 25 năm làm Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội, có lẽ anh là người giữ cương vị Chủ tịch Hội nghề nghiệp nhiều năm nhất ở Việt Nam. Từ những ngày đầu chỉ có 30 hội viên, nay đã phát triển tới 300 hội viên, với 16 Chi hội nghề nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sáng tác, tổ chức nhiều đợt, nhiều trại sáng tác, tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh các nghệ sỹ và kết nghĩa hợp tác với nhiều Hội Văn học Nghệ thuật ở các địa phương.

Không nhiều người biết danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân đầu tiên bắt đầu từ những suy nghĩ và việc làm của anh. Chuyện là năm 1980 khi Nghệ sỹ Đặng Thái Sơn nhận giải của cuộc thi âm nhạc Chopin sau nhiều lần về nước làm việc và biểu diễn rồi làm việc ở nước ngoài, mỗi khi gặp Đặng Thái Sơn, anh đều gọi Sơn là Nghệ sỹ nhân dân - lúc đó nhà nước chưa có tiền lệ phong các danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân như bây giờ. Đan Thụ nghĩ rằng, Sơn người châu Á đầu tiên được giải Chopin một cuộc thi âm nhạc lớn ở thế giới. Tại lễ trao giải Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên và vang lên giai điệu của Quốc ca Việt Nam, chỉ riêng những sự kiện ấy thôi Sơn đã là nghệ sỹ trong lòng nhân dân rồi. Anh mang những ý kiến này lên gặp và đề nghị với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rồi sau đó danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân được nhà nước chính thức trao cho Đặng Thái Sơn.

Gần đây nhất, anh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thành công triển lãm “Vẽ về Trường Sa” của 2 họa sỹ Đặng Công Ngoãn và Đặng Công Ngoạn được Lãnh đạo thành phố khen ngợi, bạn bè đồng nghiệp và dư luận đánh giá rất cao. Tổ chức các chuyến điền dã, Trại sáng tác cũng là một công tác được các anh quan tâm. Đều đặn hàng năm rồi từ đó anh cho ra đời nhiều kịch bản phim truyện, phim tài liệu có chất lượng cao: “Mùa hoa loa kèn”, “Lê Thái Tổ từ núi Lam Sơn tới Hồ Hoàn Kiếm”… và kịch bàn “Người mẹ Hà Nội” được Đạo diễn Hải Ninh gửi gắm là kịch bản sau cùng của cuộc đời ông. Ông viết sau 40 năm của thành công phim truyện “Em bé Hà Nội”, rồi anh trầm ngâm như nói riêng với mình “quá nhiều dự định, quá nhiều công việc mà chưa thực hiện được ông ạ”.

Thoáng buồn thế rồi anh lại hồ hởi cho biết: “Ngay tới đây, qua hình thức xã hội hóa, mình lại cùng Kiến trúc sư Lê Tiến và nhóm cộng sự đưa vào sản xuất phim tài liệu “Nơi ấy Bác Hồ đặt tên” của tác giả Cao Ngọc Thắng. Đây cũng là kịch bản mà tác giả Cao Ngọc Thắng cùng anh và KTS Lê Tiến với nhóm cộng sự ấp ủ, thai nghén đã hơn năm nay, vừa qua Lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội đánh giá cao và nhiệt thành ủng hộ. Với sự giúp đỡ của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cùng hình thức xã hội hóa chắc hẳn dự án sẽ thành công - và cũng những tháng ngày trao đổi bàn thảo để dự án đi được tới hôm nay, hẳn có cả dăm ba cuộc “Trà dư tửu hậu” nữa. Dạ thưa - Có phải không anh?

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?