Người Hàn Quốc kêu gọi cải tổ luật chống rình rập, bám đuôi

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Việc một phụ nữ Hàn Quốc bị sát hại bởi kẻ theo dõi và thường xuyên quấy rối nạn nhân đã làm dấy lên sự phẫn nộ và làm dấy lên làn sóng yêu cầu cải tổ luật để bảo vệ phụ nữ.

Nhiều người dân Seoul đã viết thư chia buồn và đặt hoa tại khu vực nhà gà Sindang nhằm bày tỏ sự thông cảm với nạn nhân. Ảnh: AFP
Nhiều người dân Seoul đã viết thư chia buồn và đặt hoa tại khu vực nhà gà Sindang nhằm bày tỏ sự thông cảm với nạn nhân. Ảnh: AFP

Vụ sát hại người phụ nữ trong phòng tắm ở ga tàu điện ngầm nơi cô làm việc hồi đầu tháng này đã gây chấn động Hàn Quốc.

Đáng chú ý, một ngày trước khi vụ sát hại xảy ra, thủ phạm Jeon Joo-hwan, 31 tuổi, đã bị kết án rình rập chính nạn nhân.

Người phụ nữ 28 tuổi bị đâm nhiều nhát sau khi kết thúc ca làm việc buổi tối tại ga Sindang, trung tâm thành phố Seoul.

Đối tượng Jeon Joo-hwan đã bị nhân viên nhà ga áp chế, sau khi nạn nhân bấm chuông báo động trong phòng tắm. Người phụ nữ xấu số đã tử vong sau khi được đưa tới bệnh viện.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết Jeon đã bắt đầu quấy rối nạn nhân sau khi họ bắt đầu làm việc cùng nhau vào năm 2019. Tên này được cho là đã gọi cho nữ đồng nghiệp hàng trăm lần để cầu xin cô hẹn hò và đe dọa sẽ làm hại nếu cô từ chối.

Sau khi nạn nhân trình báo vụ việc vào tháng 10 năm ngoái, Jeon đã bị sa thải và bắt giữ, nhưng được cho tại ngoại. Giống như nhiều nghi phạm rình rập khác, Jeon không phải nhận lệnh cách ly với nạn nhân.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nhóm cảnh sát và các chuyên gia cho biết: “Chúng tôi thừa nhận mức độ nghiêm trọng và mức độ tàn ác của vụ án".

Jeon sau đó đã bị bắt vì tội giết người, và phán quyết về bản cáo trạng rình rập nạn nhân đã bị hoãn lại cho đến ngày 29/9.

Cái chết của người phụ nữ tại ga Sindang đã khiến công chúng bất bình và cáo buộc rằng chính phủ Hàn Quốc đang không nghiêm túc trong việc xử lý vấn nạn quấy rối và bạo lực đối với phụ nữ.

Bộ trưởng Gia đình và Bình đẳng giới Kim Hyun-sook đã bị chỉ trích nặng nề sau khi tuyên bố bà không tin rằng vụ giết người phụ nữ là một tội ác thù hận trên cơ sở giới.

Trong khi đó, các nhà vận động nữ quyền chỉ ra rằng gần 80% nạn nhân bị rình rập ở Hàn Quốc là phụ nữ.

Phát biểu trước quốc hội trong tuần này, Bộ trưởng Kim Hyun-sook càng làm dấy lên cơn thịnh nộ khi cho rằng tội ác có thể đã được ngăn chặn nếu nạn nhân tìm kiếm lời khuyên từ đường dây trợ giúp của Bộ Gia đình và Bình đẳng giới, cũng như thực hiện các biện pháp ngăn chặn khác.

Luật chống rình rập và bám đuôi tại Hàn Quốc được thông qua vào tháng 10 năm ngoái đã bị lên án là thiếu sót, vì nó cho phép cảnh sát chỉ hành động khi có sự đồng ý của nạn nhân. Mức án tối đa cho tội danh này là 3 năm tù. Theo những người kêu gọi cải tổ luật, kẽ hở đó tạo cơ hội cho những kẻ rình rập gây áp lực buộc nạn nhân của họ phải bãi nại.

Kể từ khi luật có hiệu lực, cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện 7.152 vụ bắt giữ vì tội rình rập, nhưng chỉ 5% số nghi phạm bị giam giữ.

Theo tờ Korea Herald, trước khi luật mới được áp dụng, hành vi rình rập được coi là tội nhẹ ở Hàn Quốc và chỉ bị phạt một khoản tiền khiêm tốn.

Nhưng bây giờ áp lực đang đè nặng lên chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol, nhằm tăng cường luật pháp trong bối cảnh nhiều bằng chứng cho thấy hành vi rình rập thường dẫn đến những tội ác nghiêm trọng hơn.

Một báo cáo gần đây của Đại học Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho thấy gần 4/10 vụ sát hại bạn tình diễn ra sau các cáo buộc rình rập.

Vụ sát hại tại ga Sindang đã nêu bật cuộc chiến chưa có hồi kết của Hàn Quốc chống lại tội phạm trên cơ sở giới. Quốc gia này đã đi đầu trong phong trào #MeToo ở châu Á, một phần để đối phó với "đại dịch" quay lén nữ giới.

Theo The Guardian
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.