Từ xa xưa, sách luôn được xem là công cụ lưu truyền tri thức và được nhân loại nâng niu, giữ gìn như một di sản quý. Song hành với sự phát triển đó, nghề đóng sách thủ công (bookbinding) ra đời cách đây hơn 1.500 năm nhưng đang ngày càng mai một.
Đến với nghề từ một cơ duyên tình cờ khi còn học năm nhất Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Trung Hiếu đã biết đến đóng sách và ngay lập tức bị thu hút bởi loại hình nghệ thuật này.
Để cho ra đời những cuốn sách dày với bìa bọc da, nghệ nhân Trần Trung Hiếu phải thực hiện nhiều giai đoạn vô cùng tỉ mỉ và kỹ lưỡng. |
Chia sẻ về các công đoạn cơ bản để đóng một cuốn sách hoàn chỉnh, Trung Hiếu nhận định: “Trước tiên, mình cần đánh giá tổng quan cuốn sách cần được đóng (tình trạng, thông số, cách làm), sau đó mới bắt tay vào dỡ sách, tạo dựng cấu trúc, mạ viền, bọc bìa, trang trí.” Tất cả các công đoạn đóng sách đều được làm bằng tay, góp phần biến cuốn sách thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Theo Trung Hiếu, trong vài năm trở lại đây thì nghề đóng sách đã có sự quay trở lại rất đáng mừng tại Việt Nam ta, có lẽ bắt đầu từ những ấn bản sách đặc biệt của các công ty như Đông A và Nhã Nam.
Một sự khởi đầu tốt, theo ý kiến của mình, mặc dù đóng các bản đặc biệt vậy cũng ít liên quan tới các kỹ thuật truyền thống trong ngành nhưng họ cũng đã kéo theo tất cả những gì liên quan đi lên, người thợ bọc sách chia sẻ.
Cuốn sách “Nghệ thuật Huế” (L’art à Hue), một trong những tác phẩm tâm đắc nhất của Trung Hiếu. (Nguồn: Facebook Trần Trung Hiếu). |
Trung Hiếu sở hữu các loại dao và dụng cụ để lạng da, rọc giấy. |
Khi đến tay người sưu tầm, cuốn sách không đơn thuần là sản phẩm dùng để đọc, mà nó là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. |
Như vậy, việc đóng sách không chỉ nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao giá trị và làm đẹp cho cuốn sách, đặc biệt là những cuốn sách có giá trị về tri thức, lịch sử càng cần được bảo quản, giữ gìn. Và nghề gia công, thổi hồn cho những cuốn sách cũng là nghề rất lý thú và có triển vọng trong tương lai.