Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng tại Hà Nội

(Ngày Nay) - Dịch bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang có số ca mắc tăng nhanh trong vài tuần qua. Theo các chuyên gia dịch tễ, nguy cơ bùng phát dịch nếu không có các biện pháp ứng phó và chủ động phòng chống.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện E Trung ương.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện E Trung ương.

Liên tiếp những ca mắc tay chân miệng

Theo thông tin từ VietNamNet, vừa qua các bệnh viện đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ em bị tay chân miệng . Điển hình như trường hợp của bé N.G.B (nam, 9 tháng tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, liên tục, các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều trên da, vết loét vùng họng, miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn.

Một bệnh nhi khác (nam, 13 tháng tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có biểu hiện sốt cao trên 40 độ C, uống thuốc hạ sốt không đỡ, kèm theo co giật, các nốt phỏng nước tập trung nhiều ở khoang miệng dẫn đến ăn kém… Bệnh nhân nhi này được xác định nguồn lây nhiễm là từ anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần. 

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn TP ghi nhận 329 trường hợp mắc tay chân miệng, tương đương với cùng kỳ của năm 2019, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng trong hai tuần gần đây.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Hiện các bác sĩ thực hiện phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh theo 4 mức độ để xác định và đưa ra quyết định bệnh nhân nhi có cần nhập viện điều trị hay không.

Theo đó, nếu bệnh nhân ở mức độ 1 có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng thì bệnh nhi có thể điều trị tại nhà. Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, nghĩa là bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Các biểu hiện bao gồm sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ hoặc run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y để được khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ bệnh viện 108 cho biết, hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

-Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Bình luận
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/4/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công trung tâm dữ liệu & Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là trung tâm dữ liệu (TTDL) quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
(Ngày Nay) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.