Nguy cơ của phi toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực của phi toàn cầu hóa đối với kinh tế thế giới, đồng thời cho rằng cần áp dụng các biện pháp thông minh để đa dạng hóa nguồn cung.
Nguy cơ của phi toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

Sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin ngày 29/11, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và xung đột Nga-Ukraine nổ ra, toàn cầu hóa đối diện với thách thức lớn nhất từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Cùng quan điểm trên, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết tổ chức này ước tính nếu kinh tế toàn cầu trở thành hai khối thương mại trong dài hạn, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu có thể giảm 5%. Theo bà, phi toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến thế giới khó giải quyết những vấn đề đang đối mặt hiện nay, bởi chủ nghĩa bảo hộ, tách rời, chia rẽ có tính hủy hoại rất cao và cái giá phải trả rất đắt.

Cả Tổng Giám đốc IMF và WTO đều cho rằng phi toàn cầu hóa và phân mảnh hóa sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng nhất đối với các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala nhấn mạnh mức độ thu hẹp GDP của các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi có thể ở hai chữ số, đồng thời kêu gọi các nước áp dụng biện pháp thông minh, phân tán ngành sản xuất.

Khi đề cập đến Mỹ và Trung Quốc, bà Kristalina Georgieva, nhấn mạnh tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang chậm lại. Số liệu cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 thậm chí còn thấp hơn mức 2,7% được IMF dự báo vào giữa tháng 10 năm nay. Dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài và các vấn đề của ngành bất động sản đã gây nên những rủi ro liên tục đối với nền kinh tế Trung Quốc, vì vậy, IMF có thể hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này.

Trước đó, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng 3,2% trong năm 2022 và tăng lên 4,4% trong năm 2023.

Theo Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva, đến năm 2023, hơn 30% số nền kinh tế toàn cầu và 50% số nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) có thể rơi vào suy thoái. Hiện nay, lạm phát được dự đoán sẽ kéo dài hơn, tuy nhiên năm 2023 có thể từng bước giảm xuống mức 6,5%.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.