Nguy hại khôn lường từ thói quen ngậm tăm

[Ngày Nay] - Không ít người có thói quen “ngậm tăm đi dạo”, vừa mất thẩm mỹ, mất vệ sinh, vừa gây nguy hiểm cho bản thân nếu không may nuốt phải.
Cây tăm dài 6cm đâm vào lá lách bệnh nhân.
Cây tăm dài 6cm đâm vào lá lách bệnh nhân.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân 28 tuổi (trú tại Chí Đám, Đoan Hùng , Phú Thọ) bị tăm tre chọc thủng ruột thừa.

Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ vùng hố chậu phải, có cơn đau quặn. Nam bệnh nhân này được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa.

Trong quá trình phẫu thuật ruột thừa nằm ở vị trí hố chậu phải được mạc nối lớn bao quanh, gỡ mạc nối lớn phát hiện dị vật chọc thủng ngọn ruột thừa gây viêm. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật là một phần của tăm tre có kích thước khoảng 2cm.

Lý giải cho sự xuất hiện của tăm tre trong ruột, chính bệnh nhân thừa nhận, mình có thói quen xỉa răng bằng tăm sau khi ăn và thường xuyên ngậm tăm đi ngủ. Bệnh nhân này cũng không rõ đã vô tình nuốt tăm từ khi nào.

Nguy hại khôn lường từ thói quen ngậm tăm ảnh 1

Hậu quả khôn lường của thói quen “ngậm tăm” sau khi xỉa răng.

Chiếc tăm tre đã có hành trình vô cùng phức tạp trong hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Dị vật đi xuống thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non sang manh tràng, rồi chui qua gốc ruột thừa có đường kính rất nhỏ nằm trong lòng ruột thừa và chọc thủng ngọn ruột thừa.

Trước đó, Bệnh viện Bình Dân TP HCM cũng đã tiếp nhận và thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy dị vật là một chiếc tăm dài 6cm, hai đầu vót nhọn khỏi lá lách của một người đàn ông 46 tuổi.

Cụ thể, bệnh nhân liên tục đau bên hạ sườn trái kéo dài 2 tuần mà không rõ nguyên nhân. Khi thăm khám tại một trung tâm y khoa, bác sĩ phát hiện dị vật  có hình nhọn cắm vào rốn lách, nguy cơ xuyên thủng động mạch lách.

Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân. Đến lúc này, người đàn ông mới nhớ ra rằng, trong một lần nhậu cùng bạn bè, do say nên đã ngủ quên mà vẫn ngậm tăm.

Sau gần 2 giờ nỗ lực tìm kiếm cẩn thận vì lá lách vốn là một nội tạng chứa đầy máu, cuối cùng các bác sĩ đã rút được dị vật là cây tăm xỉa răng dài 6cm.

Ngay tại thời điểm rút được cây tăm, dịch mủ đục vốn do cơ thể phản ứng với dị vật đã trào ra, đây cũng là một trong các lý do khiến bệnh nhân đau âm ỉ liên tục 2 tuần. May mắn, dị vật đã được lấy ra đồng thời vẫn giữ được lá lách toàn vẹn cho người bệnh.

Theo các bác sĩ, việc sử dụng tăm là một thói quen từ rất lâu của người Việt Nam, vừa mất thẩm mỹ, vừa gây nguy hiểm cho bản thân. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thay thế dần tăm tre bằng các loại tăm tổng hợp, tự tiêu sau một khoảng thời gian, hoặc dùng các loại tăm chỉ hoặc chỉ nha khoa thay thế, vừa làm sạch được các mảng bám ở răng tốt hơn, vừa an toàn cho cộng đồng.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.