Nguyên nhân động đất liên tiếp xảy ra tại Kon Tum

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo đại diện Viện Vật lý địa cầu, nguyên nhân gây ra các trận động đất tại tỉnh Kon Tum trong thời gian gần đây là do hồ chứa nước thủy điện.
Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum.
Nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum.

Trong thời gian gần đây, động đất xảy ra thường xuyên và có xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Cụ thể, từ ngày 23-24/8/2022, đã xảy ra liên tiếp 12 trận động đất với cường độ dao động từ 2,5 – 4,7 độ, trong đó trận động đất lúc 14h08’ ngày 23/8 có độ lớn 4,7 (tương đương cường độ động đất tại thuỷ điện Sông Tranh 2).

Theo thống kê của Viện Vật lý địa cầu, từ năm 1903 đến năm 2020 (117 năm) chỉ ghi nhận 33 trận động đất có độ lớn từ 2,5 - 3,9 độ richter.

Tuy nhiên, trong năm 2021, khu vực này đã ghi nhận 114 trận động đất. Tính riêng 8 tháng đầu năm nay, số trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã lên tới 146 trận.

Theo nhận định sơ bộ của Viện Vật lý địa cầu, cường độ động đất trong khu vực có thể lên tới 5,5 độ richter.

Trận động đất có độ lớn 4,7 vào hồi 14h08’ ngày 23/8 đã gây rung chấn trong khu vực huyện Kon Plong và các địa phương lân cận (Quảng Nam, Đà Nẵng), nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

"Nguyên nhân gây ra chuỗi động đất tại huyện Kon Plông là do hồ chứa, nhưng để khẳng định nguyên nhân phát sinh và có cơ sở dự báo xu thế hoạt động, cũng như cường độ động đất trong tương lai thì cần phải đánh giá chi tiết và nghiên cứu cụ thể tại khu vực này", đại diện Viện Vật lý địa cầu trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều 24/8.

Để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, các Bộ, ngành, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam triển khai nghiêm túc Công điện số 750/CĐ-TTg ngày 23/8/2022 và văn bản số 2502/VPCP-NN ngày 21/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về ứng phó với động đất.

Về giải pháp, Viện Vật lý địa cầu cho biết đã khẩn trương lắp đặt 3 trạm quan trắc động đất tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và 2 trạm quan trắc tại thuỷ điện Đăk Ring, dự kiến trước ngày 2/9 sẽ lắp đặt thêm 3 trạm quan trắc nữa.

Ngoài ra, chính quyền tỉnh Kon Tum đã cử 2 đoàn công tác của huyện Kon Plong kiểm tra, đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của các trận động đất đã xảy ra đối với nhà ở của nhân dân, trụ sở làm việc, trường học, y tế và các công trình cơ sở hạ tầng; sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó và khắc phục hậu quả kịp thời khi có tình huống; thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin về động đất qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo chủ đầu tư các công trình thủy điện Thượng Kon Tum và Đăk Rinh cần khẩn trương tổ chức đầu tư, lắp đặt và vận hành bổ sung trạm quan sát động đất, truyền thông tin, dữ liệu về Viện Vật lý địa cầu phục vụ công tác dự báo, cảnh báo. Thực hiện vận hành đảm bảo đúng quy trình liên hồ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; báo cáo kịp thời các tình huống xảy ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.