Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Báu vật của đờn ca tài tử

0:00 / 0:00
0:00
Tin Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo ra đi ở tuổi 104 làm nhiều người bàng hoàng, bởi cách đây không lâu, nhạc sư còn có mặt trong lễ Khánh thành nhà lưu niệm mang tên “Nhạc sư”cũng như thường xuyên trò chuyện cùng học trò hay đi dạo nơi công viên.
Ông Lê Minh Hoan trong lần ra mắt sách về Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.
Ông Lê Minh Hoan trong lần ra mắt sách về Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.

Trong bài viết của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp về Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, bài viết có đoạn: “Dường như danh xưng Nhạc sư chưa đủ để nói lên nhân cách và những gì mà Nghệ nhân “Bách tuế” đã lặng lẽ hiến dâng cho cuộc đời.

Bằng tài hoa trong âm nhạc và tinh tế trong cuộc sống, bằng niềm đam mê và khát vọng, bằng tấm lòng nặng nợ và trắc ẩn với quê hương xứ sở, Nhạc sư đã và đang làm lan toả tinh hoa, cốt cách dân tộc ra khắp bốn phương trời. Nhưng hơn nhiều lần thế nữa, người nghệ nhân thanh cao còn đem đến cho cuộc đời những “bài học làm người”.

Ông Lê Minh Hoan đánh giá, đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, sinh lực không đến từ đôi bàn tay tài hoa búng gẩy những phím đàn, mà phát tỏa từ trong sâu thẳm trái tim của mình, khiến người nghe như được đong đầy cảm xúc. Những buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên, những tâm tình với lớp trẻ luôn để lại nhiều cảm xúc, để rồi người Đồng Tháp biết tự hào hơn về một trong những “biểu tượng sống” của mảnh đất Sen hồng. Và, mỗi người sẽ có niềm tin hơn trong cuộc đời mỗi khi được tiếp xúc, hàn huyên với một “cây cao bóng cả” mà thật gần gũi như người ông, người cha của mình!

Năm 2018, rất nhiều người dân đã không giấu niềm tự hào khi nhạc sư yêu quí của họ đã trở về quê hương. Hơn 70 năm xa quê, về tới Đồng Tháp, Nhạc sư vẫn nhớ được nhiều địa danh, nhiều kỷ niệm một thời.

“Có những người trở về trong sự ồn ào rồi nhạt nhoà dần. Chuyến trở về của Nhạc sư Vĩnh Bảo thì không như vậy! Người thầy đáng kính trở về một cách tĩnh lặng trong tiếng gáy thánh thót của con gà Cao Lãnh, với âm vang trầm bổng của điệu hò Đồng Tháp, với khúc nhặt khoan của làn điệu tài tử Nam Bộ. Người Nhạc sư tài hoa trở về nhẹ nhàng như làn gió thổi làm tươi mát tâm hồn những người chung quanh, như đốm lửa sưởi ấm tâm hồn những ai còn nguội lạnh với cuộc đời.

Cứ như vậy, hình ảnh, nhân cách của một “cây đại thụ” đáng kính lan toả dần trong xóm trong làng, trong con cháu và trở thành một trong những biểu tượng, như đoá Sen hồng ngày đêm toả ngát trên mảnh đất này. Con người dù gần trăm năm ở xứ người vẫn đậm chất hào sảng nhưng dung dị, uyên thâm nhưng khiêm nhường, dí dỏm nhưng chân tình!”- ông Lê Minh Hoan viết.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo: Báu vật của đờn ca tài tử ảnh 1
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Là báu vật quê hương, dù Nhạc sư không đòi hỏi, nhưng quê hương vẫn dành cho Nhạc sư những gì tốt đẹp nhất. Đó là một mảnh đất nhỏ ven kênh giúp Nhạc sư dựng nhà - một nhà lưu niệm mang tên ông. Ông dựng một căn nhà nhỏ, mở tiệm bán đàn và hàng ngày tiếp tục công việc dạy dỗ, truyền bá vẻ đẹp của đờn ca tài tử cho các thế hệ học trò. Sau đó, ông tặng nhà lưu niệm và toàn bộ di sản tích luỹ, sưu tập của hơn 70 năm cho quê hương tiếp tục gìn giữ, phát triển âm nhạc dân tộc, thứ văn hoá đã làm lên cội rễ con người Đồng Tháp.

Cô Thu Anh - con gái Nhạc sư cho hay, trước khi hôn mê, ông dặn dò việc tổ chức tang lễ phải hết sức đơn sơ, đừng tổ chức quá tốn kém.

Bà Lê Thị Mai Trinh, Phó Chủ tịch UBND TP Cao Lãnh - Trưởng Ban lễ tang cho biết: Tang lễ Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo diễn ra từ sáng 8/1 tại CLB hưu trí tỉnh Đồng Tháp, trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Lễ di quan được cử hành lúc 10 giờ ngày 10/1, sau đó sẽ được hỏa táng và đưa hũ tro cốt về thờ tại nhà riêng.

Ðến viếng Nhạc sư, Bí thư Tỉnh ủy Ðồng Tháp Lê Quốc Phong chia sẻ: Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là người thầy lớn của nhiều thế hệ học trò, đóng góp rất lớn cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhạc sư là một nghệ sĩ tài hoa, để lại nhiều dấu ấn cho người hâm mộ. “Chúng tôi rất thương tiếc khi Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo ra đi. Những ấp ủ, những giá trị, đúc kết cả cuộc đời của Nhạc sư sẽ luôn luôn là di sản hết sức to lớn và quý giá để thế hệ sau tiếp nối tinh thần yêu âm nhạc dân tộc”, ông Phong nói.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?