Nhạc sỹ Trương Quý Hải và những 'miền ký ức' về đồng đội

Nhạc sỹ Trương Quý Hải không chỉ là tác giả của nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng như “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa", “Khoảnh khắc”… mà anh còn có những sáng tác lay động lòng người về những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ bờ cõi, non sông nước Việt. Đó là những ca khúc “Về đây đồng đội ơi”, “Hát cho người còn sống”, “Thư về với mẹ”, “Lũy đá bất tử”... 
Chú thích ảnh Nhạc sĩ Trương Quý Hải hát những ca khúc về người lính tại chương trình "Giao lưu với Nhạc sỹ Trương Quý Hải và những ca khúc đi cùng năm tháng". Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh Nhạc sĩ Trương Quý Hải hát những ca khúc về người lính tại chương trình "Giao lưu với Nhạc sỹ Trương Quý Hải và những ca khúc đi cùng năm tháng". Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

“Khúc tưởng niệm” những anh hùng liệt sỹ

Chúng tôi gặp nhạc sỹ Trương Quý Hải trong một ngày cuối tháng 7/2019 khi người dân cả nước đang thực hiện các hoạt động tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Người đàn ông có gương mặt cương nghị  toát lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi đầy “chất” lính. Khi anh ôm đàn cất tiếng hát, bài hát “Về đây đồng đội ơi”, “Hát cho người còn sống”… thì chính anh và hầu hết người nghe đều lặng lẽ, nghẹn ngào rơi lệ. Nhạc sỹ Trương Quý Hải thổ lộ cứ mỗi khi nhớ đến đồng đội của mình, trong anh lại trào dâng những cảm xúc khó tả.  

“Về đây đồng đội ơi, người chiến sỹ sư đoàn/Hà Giang đã ngưng chiến trận/Về đây đồng đội ơi, những chiến hữu đơn vị bạn/Đài hương 468 ta hội quân/Hãy về đồng đội ơi! Còn nằm khe đá hay thung sâu...”, lời ca và giai điệu tha thiết, như tiếng gọi của người còn sống với những người lính đã hy sinh: "Hãy về đi, đồng đội ơi, chiến trận ngưng rồi, về uống chén nước chè, hút thuốc lào, vui với đàn em thơ"… Bất cứ ai khi nghe câu hát ấy cũng không kìm được dòng nước mắt. Bài hát như tiếng gọi “hội quân” của những người còn sống với đồng đội đã hy sinh, là lời người còn sống kể chuyện với những người đã ngã xuống…

Nhạc sỹ Trương Quý Hải kể, bài hát “Về đây đồng đội ơi” cũng ra đời trong một ngày tháng 7. Năm đó, nhiều cựu chiến binh đồng đội của anh lên cao điểm 468 để tưởng niệm đồng đội đã hy sinh, nhưng anh bận không đi được. Khi anh em, đồng đội gọi điện về, thông báo đang chuẩn bị làm lễ, anh thấy bồn chồn, cảm thấy mình phải làm một điều gì đó… Cảm xúc dâng trào dần, anh ngồi vào bàn viết một mạch xong bài hát, bản thảo bài hát nhiều chỗ bị nhòe bởi nước mắt… Khi bài hát hoàn thành, anh gọi điện lên cho đồng đội đang ở cao điểm 468 và hát cho anh em nghe. Hát chưa hết bài, đồng đội anh ở đầu dây bên kia bảo: “Đừng hát nữa, bọn tao khóc hết rồi!”.

Viết xong bài “Hãy về đồng đội ơi” nhưng nhạc sỹ Trương Quý Hải vẫn cứ day dứt, không “thoát” được cảm xúc chập chờn, mông lung của những ký ức, cứ thấy mình vẫn còn “nợ” anh em điều gì đó… Anh nhớ đến câu nói của một đồng đội:  "Chúng ta đang được sống đời mình và cả phần đời còn lại của những đồng đội hy sinh". Là một người lính,  anh thấy mình không chỉ có trách nhiệm với anh em còn sống, mà còn phải có trách nhiệm nói thay lời những anh em đã hy sinh. Nhớ những ngày ở chiến trường, anh em hay nói với nhau: "Bao giờ ra quân hoặc về phép, đồng hương ghé qua thăm nhà tôi nhé"…

Từ mạch hồi tưởng đó, anh đặt bút viết tiếp bài hát “Hát cho người còn sống” với những câu hát “Biên cương đã sạch bóng thù, đồng đội ơi còn sống về đi. Trở về mái ấm quê hương, tiện đường ghé thăm nhà tôi. Nhà tôi góc phố, nhà tôi cuối làng. Tôi miền cát trắng, tôi xóm bên sông. Mẹ hay nước mắt, cha thường lặng lẽ. Em tôi ngoan lắm, trăng non tóc thề. Thay tôi tạ lỗi cha mẹ, đạo làm con chữ hiếu dở dang… ”. Bài hát như một lời nhắn gửi của những anh em đã hy sinh với đồng đội còn sống trở về "Hãy qua thăm và tạ lỗi với cha mẹ giúp tôi, nhắn mọi người hãy sống thật yên vui"…

Miền ký ức về đồng đội

Nhạc sỹ Trương Quý Hải sinh năm 1963, anh là một kỹ sư tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất, sau học thêm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cả hai chuyên ngành đại học của anh không liên quan gì đến âm nhạc, nhưng anh lại là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”, “Khoảnh khắc”, “Tự khúc ngày sinh”, “Hà Nội mùa hoa sấu”… Anh cũng có nhiều sáng tác xúc động về những người lính. Ngoài hai bài hát “Về đây đồng đội ơi” và “Hát cho người còn sống”, nhạc sỹ Trương Quý Hải còn có bài “Thư về với mẹ” và bài “Lũy đá bất tử” cũng mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe.

Nhạc sỹ Trương Quý Hải và những 'miền ký ức' về đồng đội ảnh 1

Nhạc sĩ Trương Quý Hải hát những ca khúc về người lính tại chương trình "Giao lưu với Nhạc sỹ Trương Quý Hải và những ca khúc đi cùng năm tháng". Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Trong đó, “Thư về với mẹ” được anh viết từ năm 1984. Nhạc sỹ Trương Quý Hải kể, khi đó, ở chiến trường Vị Xuyên, trong một lần hỗ trợ chôn cất đồng đội, anh tìm thấy trong túi áo của một đồng đội đã hy sinh bức thư viết gửi mẹ còn dang dở. Ba chữ “Mẹ kính yêu” bị nhòe nhoẹt giữa màu mực xanh và màu đỏ của máu khiến anh nghẹn lòng. Đêm hôm đó, ngồi bên mộ đồng đội, anh cứ miên man nghĩ đến bức thư đó và nghĩ sẽ viết lại bức thư bằng những câu hát… Cứ nghĩ ra câu nào anh lại hát luôn câu đó cho anh em dưới mộ nghe: “Mẹ ơi, chiều nay nhận tin con, mẹ hãy yên lòng đừng lo nhiều mẹ nhé. Chiều nay trận đánh vừa qua xong, con ghi vội đôi dòng về thăm mẹ, mẹ ơi…”.

“Lúc đó, tôi chỉ sáng tác theo cảm xúc. Có thể do bài hát đó, khoảnh khắc đó và cuộc chiến đó đã dẫn dắt tôi, để sau này, dù làm gì, tôi vẫn lại quay về với nghệ thuật”, nhạc sỹ Trương Quý Hải chia sẻ.

Mới đây, anh hoàn thành ca khúc “Lũy đá bất tử”: “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử. Lời thề tuổi xuân, nước Nam hào khí vọng vang...”.  Bài hát được lấy ý tưởng từ câu dòng chữ khắc trên báng súng của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh. Khi hy sinh, trên tay liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh vẫn ghì chặt báng súng có dòng chữ: “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”. Sau này, dòng chữ trên súng của anh Ninh lan truyền khắp mặt trận, thành tinh thần, lời thề của những chiến sỹ mặt trận Vị Xuyên năm xưa. Bài hát “Lũy đá bất tử” của nhạc sỹ Trương Quý Hải như một bản anh hùng ca về những người chiến sỹ bất tử. 

Những ngày tháng 7 tri ân các anh hùng, liệt sỹ của dân tộc của nhân dân cả nước, nhạc sỹ Trương Quý Hải lại có mặt trên Vị Xuyên (Hà Giang) để tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh của mình, hát cho các anh nghe… Khi được hỏi, anh có dự định sẽ tiếp tục sáng tác về người lính  nữa không, Nhạc sỹ Trương Quý Hải cười: “Tôi nghĩ, mình sẽ chung thân với miền ký ức về những người đồng đội của mình, những người lính đã ngã xuống để bảo vệ bờ cõi, non sông nước Việt”.

Theo TTXVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?