Nhân loại sẽ ứng phó thế nào khi thiên thạch va vào Trái đất?

Đứng giữa vũ trụ mênh mông, Trái đất chỉ là hành tinh nhỏ bé và bị đe dọa bất cứ lúc nào bởi những thiên thạch bay qua. Ngay từ lúc này các nhà khoa học đã lên kế hoạch để ngăn điều này xảy ra.
Nhân loại sẽ ứng phó thế nào khi thiên thạch va vào Trái đất?

Trái đất vốn không thể yên ổn nếu như hàng trăm nghìn thiên thạch ngoài vũ trụ một ngày nào đó vẫn còn đe dọa chúng ta.

Trong quá khứ, thiên thạch khổng lồ đã là tác nhân gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long. Một kết quả dành cho con người cũng sẽ tương tự như vậy nếu như một thiên thạch tầm cỡ lao vào địa cầu.

Nhân loại sẽ ứng phó thế nào khi thiên thạch va vào Trái đất? ảnh 1

Thiên thạch là mối đe dọa khó lường nhất đối với hành tinh của chúng ta.

Gần đây, một thống kê từ NASA đã cho thấy có tới hơn 30.000 thiên thạch đang trôi nổi gần Trái đất, trong đó có 1.600 thiên thạch có nguy cơ đe dọa rất cao.

Theo Nahum Melamed, quản lý dự án tại tập đoàn Aerospace, một thiên thạch chỉ cần có đường kính vài km cũng đủ gây nên diệt chủng toàn cầu, bởi tác động của chúng là vô cùng lớn khi làm chấn động các mảng kiến tạo, gây ra sóng thần và biến đổi khí hậu.

Với hậu quả không lường trước như vậy các nhà khoa học của NASA ngay từ lúc này đã tiến hành lên kế hoạch giải cứu loài người.

Tính đến tháng 10/2015, NASA đã và đang theo dõi 875 thiên thạch. Trong số những thiên thạch khổng lồ, khoảng 163 có tiềm năng đâm vào Trái đất vì chúng có quỹ đạo trùng với địa cầu.

Thực tế khả năng quan sát của chúng ta cũng còn hạn chế, như trong tháng 10/2015, các khoa học gia phát hiện ra một thiên thạch với đường kính khoảng 400m chỉ 2 tuần trước khi nó lướt qua Trái đất.

Hoặc như năm 2012, một thiên thạch với đường kính chỉ 19m đã đâm xuống Trái đất mà không nhà khoa học nào phát hiện thấy.

Thiên thạch đã làm rực sáng cả một góc trời vùng Chelyabinsk (Nga), trước khi vỡ vụn và làm bị thương hơn 1200 người.

Nhân loại sẽ ứng phó thế nào khi thiên thạch va vào Trái đất? ảnh 2

Tên lửa làm chệch hướng thiên thạch là phương án tối ưu nhất của loài người lúc này.

Chính vì thế Melamed cho rằng chúng ta cần có phương án khác nhằm xác định các mối nguy ngoài Trái đất sớm hơn.

Trước mắt đài quan sát của NASA sẽ liên tục theo dõi những vật thể có khả năng tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần.

Tuy nhiên, sự thực thì NASA vẫn chưa tìm ra cách nào khả thi nhất để chống lại các thiên thể tấn công chúng ta.

Cho đến lúc này phương án được đưa ra nhiều nhất đó là làm chệch hướng hoặc cần thiết phải phá hủy thiên thạch khi quá muộn.

Để làm chệch hướng, Melamed cho biết chúng ta sẽ phải phóng một tên lửa không người lái hạng nặng, tác động đến đường đi của thiên thạch.

Nhân loại sẽ ứng phó thế nào khi thiên thạch va vào Trái đất? ảnh 3

Nếu phát hiện quá muộn, thiên thạch sẽ kết thúc sớm nền văn mình của loài người.

Hoặc nếu có thể phát hiện ra thiên thạch nguy hiểm từ trước đó vài năm, ta có thể sử dụng lực hấp dẫn từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ nhằm kéo thiên thạch đi chệch hướng.

Nhưng nếu quá nguy cấp, chúng ta sẽ bược phải dùng đến tên lửa hạt nhân. Trong trường hợp phát hiện quá muộn, không kịp làm chệch hướng thiên thạch nữa, một tên lửa hạt nhân hạng nặng sẽ được phóng lên nhằm phá hủy nó.

Hệ quả từ phương pháp này vẫn còn đang gây tranh cãi. Một số người cho rằng thiên thạch lớn sẽ vỡ nát, tạo thành các thiên thể nhỏ hơn và phát tán trên khắp bề mặt trái đất.

Mặc dù vậy, chưa có một lần thử nghiệm chính thức nào để kiểm nghiệm hiệu quả thực sự trong số các phương án trên. Nhưng thực sự bản thân các nhà khoa học và chính chúng ta cũng hề mong muốn phải sử dụng nó trong tương lai.

Mạnh Kiên

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.