Nhân tố thay đổi trong cuộc chiến chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc nghiên cứu vaccine không cần dùng kim tiêm, mà sử dụng các công nghệ khác, như dạng xịt mũi hoặc dạng viên dùng đường uống, đang được phát triển và hứa hẹn sẽ giúp nhân loại đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Nhân tố thay đổi trong cuộc chiến chống COVID-19

Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát triển một vaccine xịt mũi, hy vọng sẽ ngăn hoặc làm chậm lại bệnh Alzheimer bằng việc kích thích các tế bào miễn dịch phá vỡ những mảng dày trong não liên quan đến chứng mất trí nhớ này. Những liều đầu tiên đã được dùng với các bệnh nhân mắc Alzheimer giai đoạn đầu hồi năm ngoái.

Tiến sĩ Tanuja Chitnis, đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã mở ra một hướng đi tiềm năng không chỉ trong điều trị bệnh Alzheimer mà trong cả các bệnh khác liên quan đến thần kinh".

Còn theo Tiến sĩ Sandy Douglas, một chuyên gia vật lý dược liệu tại Viện Jenner thuộc Đại học Oxford, từng phối hợp nghiên cứu vaccine của hãng AstraZeneca, cho biết: "Nói một cách đơn giản, vaccine dạng xịt có thể đến được nhiều nơi của hệ miễn dịch mà các vaccine khác không thể".

Theo ông Douglas, khi một vaccine được tiêm, chúng sẽ đi vào các node bạch huyết và tạo kháng thể IgG di chuyển trong cơ thể. Miễn dịch IgG này sẽ không ngăn lây nhiễm nhưng có thể giảm số ca bệnh nặng.

Khi một vaccine được đưa vào bằng đường mũi, chúng tạo các kháng thể IgA cung cấp sự bảo vệ mạnh hơn chống các kháng nguyên, cũng như một dạng tế bào T miễn dịch lâu dài đặc biệt, được gọi là các tế bào T ghi nhớ cư trú bên trong tế bào.

Chúng sống trong một tế bào đặc biệt như niêm mạc quanh hệ hô hấp. Vì các kháng thể IgA và các tế bào T đặc biệt trên được tạo ra với một lượng lớn trong tế bào niêm mạc, như vách ngăn mũi, đường thở và ruột, chúng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và các bệnh lây nhiễm khác.

Các kháng thể IgG cũng hiện diện trong tế bào niêm mạc nhưng không đủ tải lượng để ngăn chặn virus xâm nhập cơ thể và gây ra sự lây nhiễm.

Vaxart, một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Mỹ, đang nghiên cứu một vaccine dạng uống ngừa norovirus (virus dạ dày và ruột) khi đại dịch COVID-19 bùng phát và đã tìm ra cách bảo vệ một vaccine khỏi bị axit hóa trong dạ dày, đưa chúng vào khoang ruột.

Công nghệ này đã được áp dụng với virus corona và kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II sẽ được công bố trong thời gian tới. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine dạng viên kích hoạt các kháng thể IgA trong mũi và trong máu, cũng như tạo ra phản ứng tế bào T mạnh hơn. Vaccine này cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.

Bali cấm hoạt động du lịch tại các núi thiêng
Bali cấm hoạt động du lịch tại các núi thiêng
(Ngày Nay) - Thống đốc tỉnh Bali của Indonesia, ông I Wayan Koster đã ra lệnh cấm khách du lịch tiếp cận 22 ngọn núi trên hòn đảo nhiệt đới sau khi xảy ra nhiều vụ việc du khách nước ngoài có hành vi không phù hợp ở các khu vực linh thiêng này.
Khốn đốn vì vay nợ 'tín dụng đen'
Khốn đốn vì vay nợ 'tín dụng đen'
(Ngày Nay) - Nhiều người dân tại Tây Ninh đang lâm vào tình cảnh khốn đốn khi phải bỏ việc, lẩn trốn do bị khủng bố mỗi ngày, thậm chí còn bị đe dọa đến tính mạng vì trót vay “tín dụng đen” với lãi suất 120%/năm.
Vụ vỡ đập Kakhovka đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
Vụ vỡ đập Kakhovka đe dọa an ninh lương thực toàn cầu
(Ngày Nay) - Vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka đã khiến người dân Ukraine sống dọc theo bờ sông Dnipro đột nhiên lâm vào cảnh vô gia cư, người nông dân mất đất canh tác, kéo theo đó là nguy cơ gây mất an ninh lương thực toàn cầu.
Nhà hàng Backstage.
Ba nhà hàng của Capella Hanoi có mặt trong danh sách Michelin
(Ngày Nay) - Tối 6/6, Michelin chính thức công bố 103 nhà hàng đầu tiên trong danh sách Michelin Guide Hà Nội và TP HCM. Khách sạn Capella Hanoi đã trở thành tâm điểm chú ý, khi có tới 3 nhà hàng xuất hiện trong danh sách Michelin.