Nhật Bản muốn doanh nghiệp "gánh" phí môi giới cho thực tập sinh nước ngoài

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chính phủ Nhật Bản muốn các doanh nghiệp hỗ trợ chi phí môi giới đắt đỏ mà nhiều người lao động nước ngoài phải gánh chịu.
Nhật Bản muốn doanh nghiệp "gánh" phí môi giới cho thực tập sinh nước ngoài

Quốc hội Nhật Bản đang trong quá trình cân nhắc cuối cùng về dự luật sửa đổi luật liên quan đến chương trình thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài vốn gây nhiều tranh cãi.

Cụ thể, khi một công ty ở Nhật Bản muốn thuê một thực tập sinh từ một quốc gia khác, một công ty tuyển dụng ở nước ngoài sẽ đóng vai trò là đầu mối liên lạc. Công ty này sẽ thu thập các ứng viên thực tập sinh, sắp xếp các cuộc phỏng vấn cho họ và đào tạo tiếng Nhật cho những người được mời làm việc.

Nhiều công ty sử dụng môi giới để thu thập ứng viên cho các lời mời làm việc từ Nhật Bản. Người lao động sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền trước khi sang Nhật Bản, bao gồm cả chi phí cho người môi giới.

Một cuộc khảo sát năm 2022 của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản cho thấy 85% thực tập sinh trả trung bình 521.000 yên (3.333 USD theo tỷ giá hiện tại) cho công ty tuyển dụng.

Việt Nam, nước gửi lao động sang Nhật Bản nhiều nhất, cũng có mức phí môi giới trung bình là 656.000 yên (hơn 106 triệu đồng), cao hơn khoảng 40% so với mức lương trung bình hàng năm ở quốc gia Đông Nam Á này.

Những khoản thanh toán đắt đỏ này không phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ước về các cơ quan việc làm tư nhân mà Nhật Bản đã phê chuẩn, quy định rằng không được thu phí từ người lao động. Nhưng hầu hết các nước châu Á vẫn chưa tham gia công ước được thành lập theo Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc.

Những người chỉ trích chương trình thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài của Nhật Bản cho rằng các thực tập sinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải gánh những khoản nợ lớn, khiến họ đặc biệt dễ bị vi phạm quyền lợi.

Bà Hinako Eba, một quan chức của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, ước tính rằng các thực tập sinh nói chung có thể tiết kiệm và gửi về nhà 2 triệu yên trong vòng 3 năm, ngay cả sau khi trừ chi phí đến Nhật Bản và chi phí sinh hoạt.

Nhưng nếu bị sa thải sau một thời gian ngắn, họ sẽ mắc kẹt với một khoản nợ lớn. Các lao động nước ngoài ngại lên tiếng nếu phải đối mặt với các hành vi quấy rối tình dục hoặc các hình thức quấy rối khác vì sợ bị tẩy chay khỏi nơi làm việc.

Nhật Bản đã chứng kiến ​​nhiều trường hợp thực tập sinh bỏ việc để tìm công việc lương cao hơn, thậm chí có nguy cơ phải làm việc bất hợp pháp để trả nợ càng nhanh càng tốt. Nhiều thực tập sinh mất tích đến từ Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia, những quốc gia có số tiền trả cho các công ty tuyển dụng rất lớn.

Các nhà lập pháp Nhật Bản đang xem xét dự thảo kêu gọi đảm bảo mức phí "hợp lý" mà người lao động nước ngoài trả cho công ty tuyển dụng.

Luật pháp Nhật Bản không thể quy định số tiền phí mà các công ty tuyển dụng thu ở nước ngoài, vì vậy đề xuất này nhằm giảm bớt gánh nặng cho thực tập sinh bằng cách xác nhận khoản phí đã trả khi đến Nhật Bản và yêu cầu doanh nghiệp Nhật Bản tiếp nhận phải trả một tỷ lệ nhất định.

Shohei Sugita, một luật sư có chuyên môn về tuyển dụng người nước ngoài, cho biết: “Cho đến nay, các công ty Nhật Bản vẫn chưa quan tâm đến việc trả phí cho thực tập sinh”.

Nhưng việc yêu cầu các công ty Nhật Bản phải chịu một phần gánh nặng có thể sẽ thay đổi quyết định của họ.

“Thay vì tuyển thực tập sinh Việt Nam đắt đỏ, nhiều công ty có thể ưu tiên tiếp nhận thực tập sinh từ Philippines và Indonesia, những nơi nhẹ nhàng hơn với gánh nặng đối với thực tập sinh”, luật sư Sugita nhận định.

Các tiêu chí do Cơ quan Dịch vụ Di trú đặt ra để đánh giá mức phí nào là “hợp lý” sẽ rất quan trọng. Nếu quy định sửa đổi được thông qua, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phải đánh giá kỹ các công ty tuyển dụng nếu muốn cắt giảm chi phí, và tạo ra áp lực giảm phí môi giới lên chính các công ty tuyển dụng.

Một số người hiểu biết trong lĩnh vực tuyển dụng của Nhật Bản cho rằng mức phí môi giới cao một phần là do việc các công ty tuyển dụng nước ngoài phải chiêu đãi nhân viên của các công ty Nhật Bản.

Việc giảm phí môi giới có thể chấm dứt hoạt động chiêu đãi này, có khả năng khiến chương trình thực tập sinh kém hấp dẫn hơn đối với một số công ty Nhật Bản.

Tỷ lệ sinh tiếp tục giảm ở Nhật Bản cho thấy sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài sẽ chỉ tăng lên. Vấn đề nợ của thực tập sinh có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế của đất nước nếu việc tiếp nhận lao động nước ngoài trì trệ.

Gánh nặng đè lên người lao động cũng có nguy cơ bị chỉ trích khi ngày càng có nhiều cá nhân kêu gọi ngăn chặn vi phạm nhân quyền trong các hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu ở Mỹ và châu Âu.

Theo Asia Nikkei
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).