Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?

Đang ngủ say thấy tiếng gọi của mẹ chồng. Gọi mình đi xới đất gì đó... Trời, có nghe nhầm không đây. Trước đây, khi mình bỏ qua biết bao chàng trai thành phố để lấy một chàng trai nông thôn. Mình biết nhà có ruộng nhưng ruộng thì bố mẹ chồng làm, không làm được thì thôi chứ liên quan gì đến mình. Bảo mình đi xới đất thì lo mua thuốc dần đi là vừa.
Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng?
Thế là hết ngày làm việc cuối cùng của năm. Sau bữa chia tay tất niên với các anh chị em trong cơ quan, hát hò vui vẻ rồi ai về nhà nấy. Dọn dẹp phòng, đi mua sắm đồ cho đợt về quê ăn Tết năm nay. Nhà mình với nhà chồng cùng tỉnh nhưng bố mẹ đẻ mình nhà trên thành phố chẳng thiếu thứ gì, trong khi nhà chồng ở quê trừ gạo, rau, thịt ra, đồ đạc rất nhiều thứ cần sắm. Mua sắm trong buổi tối chưa đủ, mình nhất định phải dành hôm sau để đi mua đồ. Đặc biệt, phải mua vài bộ quần áo ngủ cho hợp với các cụ ở quê chứ không thể mặc chân váy, áo len crop top như vẫn thường mặc được.
Tìm mua đồ cuối năm khó thật, chắc các cửa hàng giảm giá nên người ta mua hết đồ đẹp rồi. Chẳng thế mà, chồng mình phải lòng vòng chở mình qua bao nhiêu cửa hàng. Mình vào rồi lại đi ra tay không, chồng có lúc không chờ nổi phải ngồi uống trà đá vỉa hè chứ không vào chọn cùng. Kéo dài được thêm một ngày trước khi về quê, cảm giác thật vui biết bao. Sáng hôm sau, ngủ một giấc thật đã rồi mới thu dọn nốt quần áo để về.
Năm nay là dâu mới, mình cùng chồng mua cành đào nhỏ về cắm. Việc này trước đây đều do bố mẹ mình mua, chứ mình chẳng phải lo mua đào, mua quất hay mua hoa. Về đến nhà, vừa xuống xe, bố mẹ chồng đã vội vàng hỏi mình cành đào mua giá bao nhiêu. Mình và chồng đành trả lời đây là đào xin nhà bạn chứ không mua. Thế là các cụ bảo ngay, ừ, xin thì được. Đấy, mình mà nói giá tiền cành đào này thì chắc các cụ lại xót xa cả buổi mất thôi, hoặc lại quy ra bao nhiêu cân thóc ngay. Mình thiết nghĩ, trong khi bố mẹ đẻ mình năm nào cũng chơi đào, chơi quất, toàn cây tiền triệu. Đúng là mỗi nhà mỗi cảnh...
Mẹ chồng bảo mình mệt thì cứ nghỉ đi nhưng mình chỉ háo hức về nhà bố mẹ đẻ mà thôi. Kế hoạch đã được chồng đồng ý trước đó, là ngồi nghỉ 1 lát rồi chiều lên chúc Tết nhà ngoại. Thời điểm này năm ngoái, mình còn bắt xe khách về quê rồi bố ra đón. Năm nay đi lấy chồng rồi, mong ngày về với bố mẹ mà e khó quá. Kế hoạch bị phá vỡ khi nhà hàng xóm tối nay thịt lợn. Mà thịt lợn là việc nhà người ta, sao so sánh bằng việc lên nhà bố vợ được chứ. Thế mà chồng mình chắc chỉ chờ cơ hội đó để không phải lên nhà ngoại. Chồng ngoan ngoãn sang làm giúp. Thế là xong, tối nay khỏi lên nhà ngoại rồi. Bõ công mình gọi điện cho mẹ từ mấy hôm trước khi về, rằng về xong lên ngay với bố mẹ.
Đành đi ngủ một giấc vậy, chứ chặng đường dài ngồi xe máy, khoác cái balo nặng ơi là nặng, mệt quá đi. Đang ngủ say thấy tiếng gọi của mẹ chồng. Gọi mình đi xới đất gì đó... Trời, có nghe nhầm không đây. Trước đây, khi mình bỏ qua biết bao chàng trai thành phố để lấy một chàng trai nông thôn. Mình biết nhà có ruộng nhưng ruộng thì bố mẹ chồng làm, không làm được thì thôi chứ liên quan gì đến mình. Bảo mình đi xới đất thì lo mua thuốc dần đi là vừa. Chứ từ bé tới giờ mình có bao giờ biết đồng ruộng là gì đâu. Thấy mẹ chồng cứ gọi giục quá, đã nghĩ xem tìm cái áo nào, đôi giầy nào để đi cùng cho phù hợp. Nhưng không, ngoài trời nắng thế kia, đi bộ thôi đã đủ mệt chứ nói gì làm việc nào đó.
Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Phải làm sao khi mẹ chồng bảo đi làm ruộng? - anh 1

Ảnh minh họa: Internet.

Gọi điện thì ngại, đành nhờ sự trợ giúp của chồng. Nhắn tin với nội dung khẩn cấp rằng mẹ đang bảo đi làm ruộng cùng. Chồng nhắn lại ngay rằng “Kệ, lên nhà hàng xóm chơi”. Lên nhà hàng xóm thế nào được khi mà mẹ chồng đang đứng với đầy đủ đồ trong tay. Đành câu giờ, nhắn tin tiếp, rằng “Không được, mẹ đang chờ đây rồi”. Thế là chồng về ngay. Chồng nói mấy câu mẹ chồng mới chịu đi làm một mình. Từ trước khi cưới, mẹ mình đã bảo mình từ bé ở thành phố không biết làm ruộng là gì, thế mà vẫn định bắt mình đi làm sao? Chẳng nhẽ, mẹ chồng định dạy mình làm ruộng? Thà chăm chỉ học hành, làm việc thì mình làm được chứ nhất định không thể đứng giữa trời nắng, lội xuống bùn đất bẩn như thế được. Ở nhà buồn buồn, hết quét nhà, quét sân, mang ấm chén ra rửa. Bình thường ở nhà, việc này cũng đâu đến lượt mình mà người giúp việc lo hết rồi mà. Nếu mình có làm chẳng qua mẹ bắt vận động chút cho khỏe người mà thôi.
Tối mình sang nhà hàng xóm ăn cơm, vẫn bực tức trong lòng vì không được lên nhà ngoại. Nhưng chiều làm mấy việc mệt quá, đói nên phải ăn nhiều mới có sức. Nhưng đang ăn được vài miếng lại đứng lên lấy đồ này, đồ kia, chán không muốn ăn nữa. Bình thường, người giúp việc bày sẵn đủ món mình còn chẳng thèm ăn huống chi ngồi ăn cũng không yên. Ăn xong, chồng giọng ngà ngà rượu, bảo mình ra rửa bát. Bao nhiêu bát, đũa, đĩa, đủ cả. Đã thế, nhà họ chẳng có găng tay, rửa bát vừa lạnh vừa rát tay.
Rửa xong bát, vội vàng về nhà thì đã thấy mẹ chồng ngồi gói bánh. Mọi năm, cứ ngày Tết, mẹ mình mua vài cái bánh để thờ, nhà cũng chẳng ai ăn. Thế mà, nhìn thấy cảnh mẹ chồng gói bánh, chẳng nhẽ lại bơ đi. Đành phải ngồi xuống nhìn để làm theo. Như chỉ chờ mình ngồi, mẹ chồng bảo ngay cách làm. Thế là, con bé phải ngồi nắn nắn nắm bột. Khổ nỗi, bánh cái thì to cái thì bé do mình. Xong đến lúc hết bột vẫn thừa nhân bánh, bị mẹ chồng bảo có nhiều nhân bánh thế mà không biết dùng.
Đến công đoạn luộc bánh, mình phải nhóm bếp củi. Thổi mãi, châm lửa mãi mới được, ngồi đun nồi bánh đến muộn rồi còn đâu. Vớt bánh xong, vội đi thay đồ rồi ngủ sớm kẻo mai không dậy sớm nổi lại mắc tội. Hẹn đồng hồ báo thức trên điện thoại rồi, hẹn mấy mốc giờ luôn để còn biết dậy. Hôm nay vất vả như vậy chắc đêm sẽ ngủ ngon lắm đây...
Còn tiếp

Xem thêm:

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đấu tranh để được ngủ lại nhà bố mẹ đẻ

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Đêm giao thừa nhớ bố mẹ biết bao

Nhật ký nghỉ Tết của dâu mới: Chồng tâm lý, mọi việc đơn giản hơn rất nhiều

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.